Rút khỏi hiệp ước 144 năm, Trump tiếp tục tung đòn vào Trung Quốc

11:22 | 19/10/2018

322 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
Quy định về cước vận chuyển của Liên minh Bưu chính Toàn cầu bị Trump coi là bất công vì tiếp tay cho hàng hóa Trung Quốc tràn vào Mỹ.
Rút khỏi hiệp ước 144 năm, Trump tiếp tục tung đòn vào Trung Quốc
Chủ tịch Tập Cận Bình (trái) đón Tổng thống Mỹ Donald Trump thăm Trung Quốc năm 2017. Ảnh: Reuters.

Mỹ ngày 18/10 tuyên bố rút khỏi Liên minh Bưu chính Thế giới (UPU), cơ quan trực thuộc Liên Hợp Quốc được thành lập bằng một hiệp ước được ký vào năm 1874 tại Berne, Thụy Sĩ. Theo giới quan sát, việc từ bỏ thỏa thuận quốc tế này là "đòn đánh" mới nhất của Tổng thống Mỹ Donald Trump nhắm thẳng vào Trung Quốc nhằm gia tăng sức ép thương mại với nước này, theo Business Insider.

Trong 144 năm qua, hiệp ước UPU đã giúp cộng đồng quốc tế chuẩn hóa các quy định bưu chính nhằm giúp thư tín, bưu kiện, hàng hóa được lưu chuyển trên toàn cầu dễ dàng hơn. Tuy nhiên, một điều khoản được bổ sung vào hiệp ước này năm 1969 lại khiến chính quyền Tổng thống Trump không hài lòng, đặc biệt là trong bối cảnh cuộc chiến thương mại với Trung Quốc đang đến hồi khốc liệt.

Theo điều khoản này, các nước đang phát triển có thể chuyển những bưu kiện nhỏ với cước phí thấp hơn rất nhiều so với các quốc gia phát triển như Mỹ. Điều khoản này được đưa ra nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu ở các nước nhỏ, giúp họ phát triển kinh tế thông qua hoạt động giao thương toàn cầu.

Cùng với sự bùng nổ của các trang thương mại điện tử quốc tế như eBay hay Amazon, quy định này giúp người bán hàng ở các nước nghèo, đang phát triển tiết kiệm chi phí vận chuyển, tạo lợi thế cạnh tranh về giá bán với hàng hóa từ các nước giàu. Tuy nhiên, nó cũng giúp các nhà sản xuất Trung Quốc chuyển hàng hóa tới Mỹ với cước phí thấp hơn rất nhiều so với hàng hóa vận chuyển trong lòng nước Mỹ.

Chính quyền các đời tổng thống Mỹ trước đây đều nhận ra lỗ hổng này và khiếu nại lên UPU. Sau nhiều lần phàn nàn của Mỹ, UPU năm 2016 có một số điều chỉnh trong quy định về cước phí đầu cuối nhằm giảm bớt những lợi thế rõ ràng cho hàng hóa từ Trung Quốc vận chuyển sang Mỹ.

Tuy nhiên, Trump vẫn không hài lòng, cho rằng các điều chỉnh này là không tương xứng và Trung Quốc vẫn nhận được biệt đãi. Là người đề cao chính sách "Nước Mỹ trên hết", Trump coi quy định về cước phí của UPU là thiệt thòi cho các doanh nghiệp Mỹ và "tiếp tay" cho hoạt động mua bán hàng nhái, hàng giả giá rẻ có xuất xứ từ Trung Quốc.

Các quan chức Nhà Trắng còn chỉ ra rằng nhiều công ty thậm chí còn miễn phí vận chuyển hàng từ Trung Quốc tới Mỹ vì cước phí quá rẻ, và hậu quả là gần 60% hàng hóa quốc tế được vận chuyển tới Mỹ đều đến từ Trung Quốc. Theo tính toán của họ, một kiện hàng nặng khoảng 450 g khi vận chuyển bằng Dịch vụ Bưu chính Mỹ (USPS) sẽ mất cước phí 10 USD, nhưng nó có thể được gửi đi từ Trung Quốc với mức phí chỉ 2,5 USD. Quy định này khiến USPS thiệt hại tới 170-300 triệu USD mỗi năm.

"Thử tưởng tượng xem, cước phí vận chuyển một kiện hàng bằng Dịch vụ Bưu chính Mỹ từ Los Angeles tới New York còn đắt hơn cả chi phí chuyển kiện hàng đó từ Bắc Kinh tới New York", Peter Navarro, cố vấn thương mại Nhà Trắng, viết trong bài xã luận công kích UPU trên Financial Times hồi tháng 9. "Sự bất bình đẳng này khiến các doanh nghiệp, nhà sản xuất nhỏ của Mỹ gặp bất lợi rất lớn trong cạnh tranh".

Rút khỏi hiệp ước 144 năm, Trump tiếp tục tung đòn vào Trung Quốc
Nhân viên USPS (trái) chuyển bưu kiện tới khách hàng. Ảnh: KoreanTimes.

Bình luận viên Bob Bryan cho rằng quyết định rút Mỹ khỏi UPU cho thấy quan điểm nhất quán của Trump là chống lại những thỏa thuận đa phương bất lợi cho Mỹ và chính quyền của ông sẽ bịt kín mọi lỗ hổng mà Bắc Kinh có thể khai thác để gia tăng thâm hụt thương mại với Washington. Nó cũng cho thấy Trump sẽ không bỏ qua bất cứ công cụ nào khả dĩ để gia tăng sức ép với Trung Quốc trong cuộc chiến thương mại.

Sau một loạt quyết định áp thuế với hơn 200 tỷ USD hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc, động thái mới nhất của chính quyền Trump sẽ có tác động không nhỏ đến hoạt động của các nhà sản xuất Trung Quốc, đặc biệt là các mặt hàng giá rẻ vốn là lợi thế rất lớn của nước này.

Theo Fortune, những mặt hàng như quần tập yoga có giá chưa tới một USD được các thương gia Trung Quốc bán phổ biến trên eBay nhiều khả năng sẽ không còn hấp dẫn người tiêu dùng Mỹ khi quyết định rút khỏi UPU của Trump được đưa ra.

Trong hàng trăm gian hàng Trung Quốc quảng cáo mặt hàng này trên eBay, Webstainless là đơn vị nổi tiếng nhất với hơn 21.000 nhận xét tích cực từ khách hàng trong 12 tháng qua. Mỗi chiếc quần tập yoga sản xuất ở Trung Quốc được Webstainless bán cho khách hàng ở Mỹ với giá chỉ 76 cent, miễn phí vận chuyển.

Trong khi đó, người tiêu dùng Mỹ đặt mua một cặp quần tập yoga với giá 10,29 USD trên AliExpress, trang thương mại điện tử do tập đoàn Alibaba của Trung Quốc sáng lập, sẽ được miễn phí vận chuyển nếu sử dụng dịch vụ chuyển phát ePacket, một công ty con của USPS. Nếu hàng được vận chuyển bằng các đơn vị khác như FedEx, DHL..., chi phí vận chuyển sẽ vào khoảng 40-60 USD, khiến giá của loại quần tập yoga Trung Quốc này trở nên đắt đến mức khách hàng thà đến các cửa hàng ở Mỹ để mua còn hơn.

Rút khỏi hiệp ước 144 năm, Trump tiếp tục tung đòn vào Trung Quốc
Những chiếc quần tập yoga được bán trên eBay với giá chưa tới 1 USD, miễn phí vận chuyển. Ảnh chụp màn hình.

Bởi vậy, quyết định rút khỏi UPU của Trump sẽ khiến các công ty Mỹ như FedEx và các dịch vụ vận chuyển quốc tế khác vui mừng, trong khi chi phí với tập đoàn Alibaba nhiều khả năng sẽ tăng lên. Tệ hơn, nhiều gian hàng bán đồ "rẻ như cho" của Trung Quốc trên các trang thương mại trực tuyến cũng có thể biến mất.

"Các thương gia Trung Quốc trên eBay và nhiều trang thương mại trực tuyến khác rất có thể phải ngừng hoạt động, hoặc ít nhất là sẽ không còn dễ dàng bán hàng ở Mỹ như trước", Gary Huang, chuyên viên Viện Thương mại Mỹ ở Thượng Hải, nhận định. "Họ đã tận dụng lợi thế này trong nhiều năm qua để đánh bại các nhà bán hàng Mỹ, nhưng điều đó sẽ không tiếp diễn dưới thời Trump".

Theo VnExpress.net

Giá vàng

DOJI Mua vào Bán ra
AVPL/SJC HN 115,700 118,700
AVPL/SJC HCM 115,700 118,700
AVPL/SJC ĐN 115,700 118,700
Nguyên liệu 9999 - HN 10,890 11,220
Nguyên liệu 999 - HN 10,880 11,210
Cập nhật: 17/05/2025 08:00
PNJ Mua vào Bán ra
TPHCM - PNJ 111.700 114.700
TPHCM - SJC 115.700 118.700
Hà Nội - PNJ 111.700 114.700
Hà Nội - SJC 115.700 118.700
Đà Nẵng - PNJ 111.700 114.700
Đà Nẵng - SJC 115.700 118.700
Miền Tây - PNJ 111.700 114.700
Miền Tây - SJC 115.700 118.700
Giá vàng nữ trang - PNJ 111.700 114.700
Giá vàng nữ trang - SJC 115.700 118.700
Giá vàng nữ trang - Đông Nam Bộ PNJ 111.700
Giá vàng nữ trang - SJC 115.700 118.700
Giá vàng nữ trang - Giá vàng nữ trang Nhẫn Trơn PNJ 999.9 111.700
Giá vàng nữ trang - Vàng Kim Bảo 999.9 111.700 114.700
Giá vàng nữ trang - Vàng Phúc Lộc Tài 999.9 111.700 114.700
Giá vàng nữ trang - Vàng nữ trang 999.9 111.700 114.200
Giá vàng nữ trang - Vàng nữ trang 999 111.590 114.090
Giá vàng nữ trang - Vàng nữ trang 9920 110.890 113.390
Giá vàng nữ trang - Vàng nữ trang 99 110.660 113.160
Giá vàng nữ trang - Vàng 750 (18K) 78.300 85.800
Giá vàng nữ trang - Vàng 585 (14K) 59.460 66.960
Giá vàng nữ trang - Vàng 416 (10K) 40.160 47.660
Giá vàng nữ trang - Vàng 916 (22K) 102.210 104.710
Giá vàng nữ trang - Vàng 610 (14.6K) 62.310 69.810
Giá vàng nữ trang - Vàng 650 (15.6K) 66.880 74.380
Giá vàng nữ trang - Vàng 680 (16.3K) 70.310 77.810
Giá vàng nữ trang - Vàng 375 (9K) 35.480 42.980
Giá vàng nữ trang - Vàng 333 (8K) 30.340 37.840
Cập nhật: 17/05/2025 08:00
AJC Mua vào Bán ra
Trang sức 99.99 10,960 11,410
Trang sức 99.9 10,950 11,400
NL 99.99 10,520
Nhẫn tròn ko ép vỉ T.Bình 10,520
N.Tròn, 3A, Đ.Vàng T.Bình 11,170 11,470
N.Tròn, 3A, Đ.Vàng N.An 11,170 11,470
N.Tròn, 3A, Đ.Vàng H.Nội 11,170 11,470
Miếng SJC Thái Bình 11,570 11,870
Miếng SJC Nghệ An 11,570 11,870
Miếng SJC Hà Nội 11,570 11,870
Cập nhật: 17/05/2025 08:00

Tỉ giá

Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Ngân hàng TCB
AUD 16129 16396 16972
CAD 18043 18318 18935
CHF 30376 30751 31408
CNY 0 3358 3600
EUR 28402 28669 29696
GBP 33678 34067 35003
HKD 0 3186 3389
JPY 171 175 181
KRW 0 17 19
NZD 0 14998 15589
SGD 19441 19721 20247
THB 695 758 811
USD (1,2) 25657 0 0
USD (5,10,20) 25695 0 0
USD (50,100) 25723 25757 26099
Cập nhật: 17/05/2025 08:00
Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Ngân hàng BIDV
USD 25,750 25,750 26,110
USD(1-2-5) 24,720 - -
USD(10-20) 24,720 - -
GBP 34,085 34,177 35,100
HKD 3,260 3,270 3,369
CHF 30,618 30,713 31,573
JPY 175.08 175.4 183.22
THB 745.58 754.78 807.58
AUD 16,419 16,478 16,929
CAD 18,336 18,395 18,897
SGD 19,673 19,734 20,360
SEK - 2,622 2,715
LAK - 0.91 1.27
DKK - 3,831 3,963
NOK - 2,450 2,539
CNY - 3,563 3,660
RUB - - -
NZD 14,983 15,122 15,564
KRW 17.32 18.06 19.4
EUR 28,618 28,641 29,861
TWD 778.43 - 942.46
MYR 5,675.47 - 6,404.03
SAR - 6,797.05 7,154.54
KWD - 82,154 87,358
XAU - - -
Cập nhật: 17/05/2025 08:00
Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Ngân hàng Agribank
USD 25,750 25,760 26,100
EUR 28,471 28,585 29,687
GBP 33,905 34,041 35,012
HKD 3,256 3,269 3,375
CHF 30,547 30,670 31,579
JPY 174.44 175.14 182.42
AUD 16,260 16,325 16,854
SGD 19,657 19,736 20,276
THB 762 765 799
CAD 18,256 18,329 18,839
NZD 14,961 15,467
KRW 17.73 19.55
Cập nhật: 17/05/2025 08:00
Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Ngân hàng Sacombank
USD 25740 25740 26100
AUD 16288 16388 16956
CAD 18213 18313 18867
CHF 30579 30609 31494
CNY 0 3561.9 0
CZK 0 1130 0
DKK 0 3930 0
EUR 28660 28760 29532
GBP 33942 33992 35103
HKD 0 3270 0
JPY 174.6 175.6 182.14
KHR 0 6.032 0
KRW 0 17.7 0
LAK 0 1.152 0
MYR 0 6333 0
NOK 0 2510 0
NZD 0 15101 0
PHP 0 440 0
SEK 0 2680 0
SGD 19585 19715 20445
THB 0 724.3 0
TWD 0 845 0
XAU 11630000 11630000 11870000
XBJ 10500000 10500000 11870000
Cập nhật: 17/05/2025 08:00
Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Ngân hàng OCB
USD100 25,730 25,780 26,130
USD20 25,730 25,780 26,130
USD1 25,730 25,780 26,130
AUD 16,338 16,488 17,563
EUR 28,711 28,861 30,047
CAD 18,158 18,258 19,581
SGD 19,660 19,810 20,292
JPY 175.2 176.7 181.46
GBP 34,052 34,202 35,002
XAU 11,568,000 0 11,872,000
CNY 0 3,445 0
THB 0 759 0
CHF 0 0 0
KRW 0 0 0
Cập nhật: 17/05/2025 08:00