Romania ngả theo Mỹ phá vỡ thỏa thuận hạt nhân với Trung Quốc
![]() |
Nhà máy điện hạt nhân Cernavoda |
Họp tại Bucarest ngày 13/6, các cổ đông của công ty Nucleelectrica, phần lớn thuộc sở hữu của nhà nước Rumania, đã chính thức chôn vùi dự án hợp tác này, chấp thuận yêu cầu từ Bộ Kinh tế. Họ "chỉ thị cho ban giám đốc khởi xướng các bước chấm dứt đàm phán với CGN và các rắc rối pháp lý" sau khi đã ký kết với tập đoàn Trung Quốc, Nucleelectrica cho biết trong một thông cáo báo chí gửi tới Sở giao dịch chứng khoán Bucarest.
Romania hiện phải tìm kiếm các nhà đầu tư khác để mở rộng nhà máy điện hạt nhân duy nhất của mình, ước tính trị giá 6 tỷ euro.
CGN là ứng cử viên duy nhất cho việc xây dựng các lò phản ứng số 3 và 4 của Cernavoda trong một cuộc đấu thầu được đưa ra bởi Bucarest vào năm 2014. Một "bản ghi nhớ" đã được ký kết vào năm 2015 bởi hai công ty, rồi sau đó là một "thỏa thuận nhà đầu tư sơ bộ" vào tháng 5 năm 2019. Nhưng sau đó, tập đoàn Trung Quốc đã bị Hoa Kỳ đưa vào một "danh sách đen" các công ty tìm cách đánh cắp các công nghệ của Mỹ để sử dụng cho quân đội. Quyết định này cấm mọi mặt hàng xuất khẩu của Mỹ, ngoại trừ trường hợp ngoại lệ, cho CGN.
"Chúng tôi có quan hệ đối tác chiến lược với Hoa Kỳ, chúng tôi rất quan tâm đến vấn đề này, chúng tôi tôn trọng các đối tác của chúng tôi", Bộ trưởng Kinh tế Rumani Virgil Popescu giải thích hồi cuối tháng 5, và kêu gọi "tìm kiếm đối tác trong EU hoặc NATO" cho việc mở rộng nhà máy hạt nhân này.
Romania đã làm việc trong 10 năm để bắt đầu dự án Cernavoda. Sáu công ty châu Âu - GDF Suez, Iberdrola, CEZ, RWE, Enel và ArcelorMittal - đã ký một thỏa thuận với Nucleelectrica vào năm 2008 nhưng sau đó lần lượt rút lui vì những bất ổn xung quanh tương lai của nhà máy.
Hai lò phản ứng đang hoạt động ở Cernavoda, sử dụng công nghệ Candu 6 của Canada, cùng nhau cung cấp khoảng 17% nhu cầu điện của Romania.
![]() |
![]() |
Nh.Thạch
AFP
-
Ngân hàng Thế giới tái đầu tư phát triển điện hạt nhân sau nhiều thập niên
-
Hoàn thiện hành lang pháp lý cho phát triển ngành năng lượng nguyên tử, điện hạt nhân
-
Hôm nay, Quốc hội biểu quyết thông qua Luật Năng lượng nguyên tử (sửa đổi)
-
Vương quốc Anh tham vọng thống trị điện hạt nhân toàn cầu
-
Xung đột Israel - Iran khiến Trung Quốc xem xét lại dự án đường ống khí đốt với Nga
-
Giá bán lẻ xăng dầu đồng loạt giảm từ 0h ngày 1/7
-
Tin Thị trường: Giá dầu thế giới giảm khi triển vọng nguồn cung tăng
-
OPEC+ sẽ linh hoạt quyết định sản lượng dầu trong tháng 8
-
Phân tích diễn biến giá dầu tuần qua: Thị trường chờ tín hiệu bứt phá
-
Ấn Độ xây dựng 6 kho dự trữ dầu chiến lược mới để đảm bảo an ninh năng lượng