Tăng lương tối thiểu thêm 90.000 đồng/tháng:

Quỹ tăng lương lấy từ nguồn nào?

17:06 | 17/11/2014

1,405 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
Bộ Tài chính mới trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội về phương án đề xuất tăng lương trong năm 2015 cho ba đối tượng, bao gồm: Người có công, người về hưu, cán bộ công nhân viên chức hưởng lương từ ngân sách hệ số từ 2,34 trở xuống. Mức tăng dự kiến khoảng 8% lương tối thiểu, tương đương khoảng 90.000 đồng/tháng. Được biết, quỹ tăng lương sẽ được lấy từ việc cắt giảm các khoản chi như khánh thành, khởi công, hội họp, đi công tác nước ngoài…

Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thông qua đề xuất tăng lương trong năm 2015 của Bộ Tài chính.

Theo phương án trên, từ ngày 1/1/2015, gần 5 triệu người, chiếm 2/3 đối tượng hưởng lương và trợ cấp từ ngân sách nhà nước sẽ được tăng lương với mức tăng 8% (90.000 đồng/tháng) cho ba nhóm đối tượng gồm người hưởng lương hưu; trợ cấp ưu đãi người có công; và bộ phận công chức, viên chức, lực lượng vũ trang có thu nhập thấp.

Về vấn đề này, ông Bùi Sỹ Lợi - Phó Chủ nhiệm Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội cho rằng, việc tăng lương cho đối tượng về hưu đang có vấn đề. Bởi người về hưu không phải ai cũng lương thấp, ví dụ như lực lượng vũ trang đang có lương hưu rất cao. Vị này cho rằng, hiện lương bình quân của những người nghỉ hưu từ năm 1993 trở về trước rất thấp, nếu điều chỉnh nên tăng nhiều hơn cho nhóm hai.

“Quan điểm cá nhân của tôi là cần ưu tiên cho những người về hưu trước năm 1993 vì họ là đối tượng khó khăn nhất trong những người về hưu, nên điều chỉnh ở một lộ trình cao hơn. Nhóm từ năm 1993 đến trước năm 1995 mà có mức lương về hưu thấp hơn mức lương tối thiểu, hay còn gọi là mức cơ sở, nên áp cho họ ít nhất cũng phải bằng mức lương cơ sở, như thế mới đảm bảo được công bằng. Chứ những người về hưu sau này lượng hưu của họ không còn thấp dưới mức lương cơ sở”, ông Lợi đưa ý kiến.

Ông Bùi Sỹ Lợi - Phó Chủ nhiệm Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội.

Trước câu hỏi sẽ lấy nguồn tiền ở đâu cho đợt tăng lương này, ông Bùi Sỹ Lợi cho hay, trong bối cảnh thu ngân sách nhà nước khó khăn sẽ sử dụng một phần số tăng thu ngân sách năm 2014 chuyển sang nguồn năm 2015 để thực hiện, ngoài ra có thêm khoảng 1.100 tỉ đồng được đảm bảo từ nguồn ngân sách địa phương dành ra để cải cách tiền lương. Chính phủ cũng có những chỉ thị cắt giảm các khoản chi như khánh thành, khởi công, hội họp, đi nước ngoài và cũng đẩy mạnh sắp xếp tinh giảm biên chế hành chính sự nghiệp nhằm có quỹ tăng lương 1.100 tỉ đồng.

Đại biểu Quốc hội Trần Du Lịch cũng nhìn nhận, đây chỉ là tình thế trước mắt, về lâu dài cần có một cuộc cải cách tiền lương lần thứ hai chặt chẽ, triệt để hơn, cuộc cải cách này phải gắn với cải cách hành chính. “Dân không thể nào đóng thuế mãi mãi để tăng bộ máy Nhà nước. Không thể chấp nhận cứ bộ máy tăng thì tiền chi ngân sách cũng tăng, mà phải khống chế lượng tiền chi cố định, nếu đơn vị nào, cơ quan nào tinh giảm được bộ máy thì cán bộ được hưởng nhiều và ngược lại. Không thể để tái diễn mãi tình trạng “thuyền lên thì nước lên” như hiện nay”, ông Lịch nói.

Cùng chung quan điểm, TS. Nguyễn Đức Kiên - Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội tâm tư khi nhắc lại cảnh ngộ của những cử nhân tốt nghiệp đại học, ra trường đi làm 10 năm vẫn không trả hết nợ vay dành cho ăn học 5 năm đại học. TS. Kiên nhấn mạnh: “Chung quy chỉ vì thang bậc lương của chúng ta đang thấp quá. Phải cải cách cơ bản tiền lương, bộ máy cán bộ Nhà nước trước khi tính tới chuyện tăng lương”.

Trao đổi với PetroTimes trước phương án tăng lương nói trên, chuyên gia kinh tế Vũ Vinh Phú cho rằng: Trong bối cảnh hiện tại, việc tăng lương 8% mức lương tối thiểu (thêm 90.000đ/tháng) mặc dù cũng có thể gọi là… phấn khởi, vì có thể cải thiện sức mua trước Tết năm 2015. Nhưng không đáng kể, trong vấn đề cải thiện thu nhập, giải quyết khó khăn cho các đối tượng thuộc diện hưởng chính sách này. Giải pháp tốt hơn là, không cần tăng lương mà chỉ cần bình ổn giá cả các mặt hàng trên thị trường, để bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng là ổn.

Chuyên gia kinh tế Vũ Vinh Phú, Chủ tịch Hiệp hội Siêu thị Hà Nội.

“Hiện nay giá cả các mặt hàng đang đứng ở mức rất cao, do việc điều hành quản lý hệ thống phân phối cung cầu của chúng ta rất kém. Ví dụ cà chua ở Đà Lạt giá chỉ 1.000đ/kg nhưng ở Hà Nội có giá hơn 10.000đ/kg; hay Thanh Long ở Bình Thuận, rẻ đến mức người dân phải đem… cho bò ăn, thì ở Hà Nội bán với giá 32.000đ/kg. Hay giá ngao ở Thái Bình rất rẻ, người dân không bán được… để thối đi, thì ở Hà Nội giá cũng không rẻ. Trước đó, tình trạng tương tự cũng xảy ra đối với vải thiều ở Bắc Giang. Không cần phải lý luận cao siêu, cũng có thể thấy việc tổ chức hệ thống phân phối cung cầu của chúng ta rất kém, đáng tiếc là lại thành câu chuyện “biết rồi khổ lắm nói mãi” nhiều năm nay không cải thiện được” – ông Vũ Vinh Phú nói. 

Nguyên nhân thực trạng trên một phần là do những người làm thương mại họ không chăm lo tổ chức nguồn hàng, không nhạy bén với những mặt hàng có giá trị thiết thực với đời sống người dân. Cái tâm của người làm thương mại, khi mà thấy rẻ thì lẽ ra phải lao vào, trước hết là để phục vụ nhân dân. Nếu tư nhân không làm (hoặc làm để tận thu lợi nhuận) thì các Tổng công ty thương mại của Nhà nước vốn được ưu đãi đủ đường, phải lao vào mà làm để phục vụ nhân dân. Hiện giao thông vận tải đã khá thuận lợi, vẫn để xảy ra tình trạng nơi thừa thì… đổ ra đường không hết, làm phân bón ruộng, cho bò ăn… trong khi nơi khác vẫn phải mua rất đắt, như hiện nay rất khó chấp nhận. Có thể lý giải “thực trạng” này do người làm thương mại, không nhạy bén, không biết làm hoặc thiếu trách nhiệm với người tiêu dùng. Việc quản lý các mặt hàng tiêu dùng thông qua biện pháp quản lý giá, chỉ là biện pháp hành chính.

“Ở TP HCM mặc dù không sử dụng quỹ bình ổn giá, nhưng vừa rồi có thực hiện một nghĩa cử tôi cho rằng rất cảm động, rất thiết thực mà cơ quan chức năng ở nhiều địa phương khác nên học tập. Trong bối cảnh giá xăng giảm rồi, nhưng giá tiêu dùng của các mặt hàng vẫn cao, thì Sở Công Thương TP HCM đã ra văn bản, yêu cầu những mặt hàng tiêu dùng phải giảm từ 1 đến 5 nghìn đồng cho một sản phẩm. Điều này ít nhiều góp phần hình thành một phong trào giảm giá, ở TP HCM, vì lợi ích người tiêu dùng”, ông Phú cho hay.

Mấu chốt để tháo gỡ vấn đề là giải quyết tốt bài toán cung cầu, thì người dân mới được lợi. Thực tế là cách quản lý cung cầu hiện vẫn rất quản liêu bao cấp, dẫn đến việc giá các mặt hàng tiêu dùng cao gần như không kiểm soát được, giá đường, giá sữa, vẫn cao ngất ngưởng cho thấy những biện pháp “quản lý, bình ổn” đang thực hiện là không hiệu quả. 

Ở đây, vai trò quản lý của các cơ quan chức năng, Bộ Công Thương, Sở Công Thương, Cục quản lý cạnh tranh, Cục quản lý giá… không phát huy được như người dân kỳ vọng - Cục quản lý cạnh tranh, trong một năm số lượng xử lý các vụ vi phạm chỉ đếm trên đầu ngón tay. Các cơ quan này cũng phải nghiêm túc nhìn nhận trách nhiệm khi để xảy ra tình trạng “loạn cung cầu, thao túng giá”.

“Ví dụ, theo số liệu thống kê cho biết sản lượng đường tiêu dùng của Việt Nam hiện tại là 1 triệu tấn/năm. Mức bán mà các DN sản xuất từ 12 -17 nghìn đồng/kg là hợp lý (thậm chí có DN sẵn sàng bán mức 5.000đ/kg, lại không được chấp nhận). Thế nhưng, khi tung ra thị trường, người tiêu dùng hiện phải mua 21.000đ/kg, đắt hơn ít nhất 4.000đ so với giá gốc mà DN sản xuất bán cho đầu mối. Như vậy có nghĩa rằng, mỗi năm người tiêu dùng bị “móc túi” khoảng 4.000 tỷ đồng, mà cơ quan chức năng không có biện pháp hiệu quả để ngăn chặn, bảo vệ người dân, trước những chiêu trò thao túng giá” – ông Vũ Vinh Phú cho biết thêm.

Thảo Phượng

Giá vàng

DOJI Mua vào Bán ra
AVPL/SJC HN 82,600 84,800
AVPL/SJC HCM 82,600 84,800
AVPL/SJC ĐN 82,600 84,800
Nguyên liệu 9999 - HN 74,500 75,450
Nguyên liệu 999 - HN 74,400 75,350
AVPL/SJC Cần Thơ 82,600 84,800
Cập nhật: 27/04/2024 03:00
PNJ Mua vào Bán ra
TPHCM - PNJ 73.800 75.600
TPHCM - SJC 83.000 85.200
Hà Nội - PNJ 73.800 75.600
Hà Nội - SJC 83.000 85.200
Đà Nẵng - PNJ 73.800 75.600
Đà Nẵng - SJC 83.000 85.200
Miền Tây - PNJ 73.800 75.600
Miền Tây - SJC 83.000 85.200
Giá vàng nữ trang - PNJ 73.800 75.600
Giá vàng nữ trang - SJC 83.000 85.200
Giá vàng nữ trang - Đông Nam Bộ PNJ 73.800
Giá vàng nữ trang - SJC 83.000 85.200
Giá vàng nữ trang - Giá vàng nữ trang Nhẫn PNJ (24K) 73.800
Giá vàng nữ trang - Nữ trang 24K 73.700 74.500
Giá vàng nữ trang - Nữ trang 18K 54.630 56.030
Giá vàng nữ trang - Nữ trang 14K 42.330 43.730
Giá vàng nữ trang - Nữ trang 10K 29.740 31.140
Cập nhật: 27/04/2024 03:00
AJC Mua vào Bán ra
Trang sức 99.99 7,385 7,590
Trang sức 99.9 7,375 7,580
NL 99.99 7,380
Nhẫn tròn k ép vỉ T.Bình 7,360
N.Tròn, 3A, Đ.Vàng T.Bình 7,450 7,620
N.Tròn, 3A, Đ.Vàng N.An 7,450 7,620
N.Tròn, 3A, Đ.Vàng H.Nội 7,450 7,620
Miếng SJC Thái Bình 8,320 8,520
Miếng SJC Nghệ An 8,320 8,520
Miếng SJC Hà Nội 8,320 8,520
Cập nhật: 27/04/2024 03:00
SJC Mua vào Bán ra
SJC 1L, 10L, 1KG 83,000 85,200
SJC 5c 83,000 85,220
SJC 2c, 1C, 5 phân 83,000 85,230
Vàng nhẫn SJC 99,99 1 chỉ, 2 chỉ, 5 chỉ 73,800 75,500
Vàng nhẫn SJC 99,99 0.3 chỉ, 0.5 chỉ 73,800 75,600
Nữ Trang 99.99% 73,700 74,700
Nữ Trang 99% 71,960 73,960
Nữ Trang 68% 48,451 50,951
Nữ Trang 41.7% 28,803 31,303
Cập nhật: 27/04/2024 03:00

Tỉ giá

Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Ngân hàng VCB
AUD 16,121.66 16,284.50 16,820.26
CAD 18,077.48 18,260.08 18,860.83
CHF 27,068.64 27,342.06 28,241.61
CNY 3,423.46 3,458.04 3,572.35
DKK - 3,577.18 3,717.11
EUR 26,475.36 26,742.79 27,949.19
GBP 30,873.52 31,185.37 32,211.36
HKD 3,153.19 3,185.04 3,289.82
INR - 303.14 315.51
JPY 156.74 158.32 166.02
KRW 15.92 17.69 19.31
KWD - 82,091.26 85,440.87
MYR - 5,259.06 5,378.02
NOK - 2,255.10 2,352.71
RUB - 262.74 291.09
SAR - 6,734.96 7,009.77
SEK - 2,276.86 2,375.42
SGD 18,143.91 18,327.18 18,930.14
THB 605.58 672.87 699.19
USD 25,088.00 25,118.00 25,458.00
Cập nhật: 27/04/2024 03:00
Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Ngân hàng Vietinbank
AUD 16,233 16,253 16,853
CAD 18,228 18,238 18,938
CHF 27,206 27,226 28,176
CNY - 3,427 3,567
DKK - 3,544 3,714
EUR #26,239 26,449 27,739
GBP 31,095 31,105 32,275
HKD 3,107 3,117 3,312
JPY 156.48 156.63 166.18
KRW 16.2 16.4 20.2
LAK - 0.69 1.39
NOK - 2,217 2,337
NZD 14,797 14,807 15,387
SEK - 2,241 2,376
SGD 18,043 18,053 18,853
THB 632.05 672.05 700.05
USD #25,060 25,060 25,458
Cập nhật: 27/04/2024 03:00
Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Ngân hàng Agribank
USD 25,150.00 25,158.00 25,458.00
EUR 26,649.00 26,756.00 27,949.00
GBP 31,017.00 31,204.00 32,174.00
HKD 3,173.00 3,186.00 3,290.00
CHF 27,229.00 27,338.00 28,186.00
JPY 158.99 159.63 166.91
AUD 16,234.00 16,299.00 16,798.00
SGD 18,295.00 18,368.00 18,912.00
THB 667.00 670.00 697.00
CAD 18,214.00 18,287.00 18,828.00
NZD 14,866.00 15,367.00
KRW 17.65 19.29
Cập nhật: 27/04/2024 03:00
Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Ngân hàng Sacombank
USD 25135 25135 25455
AUD 16392 16442 16947
CAD 18369 18419 18874
CHF 27560 27610 28172
CNY 0 3461.3 0
CZK 0 1020 0
DKK 0 3540 0
EUR 26970 27020 27722
GBP 31472 31522 32177
HKD 0 3140 0
JPY 159.97 160.47 164.98
KHR 0 5.6713 0
KRW 0 17.6 0
LAK 0 1.0325 0
MYR 0 5445 0
NOK 0 2260 0
NZD 0 14907 0
PHP 0 385 0
SEK 0 2360 0
SGD 18437 18487 19040
THB 0 645.7 0
TWD 0 779 0
XAU 8270000 8270000 8460000
XBJ 6000000 6000000 6550000
Cập nhật: 27/04/2024 03:00