Phân tích mới nhất về thị trường năng lượng toàn cầu

07:00 | 30/09/2022

818 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
(PetroTimes) - Vào hôm 28/9, TotalEnergies (Pháp) đã cho xuất bản “Triển vọng Năng lượng 2022” - một ấn phẩm hàng năm với mục tiêu cập nhật thông tin về hệ thống năng lượng toàn cầu. Ấn phẩm được đưa ra vài tuần trước thềm khai mạc Hội nghị thượng đỉnh về biến đổi khí hậu của Liên Hợp Quốc năm 2022 (COP27), được tổ chức tại Ai Cập vào tháng 11.
Phân tích mới nhất về thị trường năng lượng toàn cầu

Theo TotalEnergies, thế giới càng ngày có nhiều quốc gia đưa cam kết đạt mức trung hòa carbon từ nay cho đến năm 2050. Theo họ, đây là “một tín hiệu tuyệt vời đối với bầu khí hậu”. Thế nhưng, cam kết này sẽ gây tăng nhiệt độ toàn cầu từ 2,1 đến 2,3°C từ nay cho đến năm 2100.

Vì vậy, các nhà công nghiệp đang cố gắng đưa hướng đi theo một kịch bản khác: Đạt được mục tiêu của Hiệp ước về biến đổi khí hậu Paris vào năm 2050, nhưng bảo đảm nhiệt độ không tăng “trên 2°C” so với mức tiền công nghiệp.

Báo cáo chỉ rõ: “Kịch bản này sẽ không xảy ra nếu các nước giàu không hỗ trợ khu vực đang phát triển bằng cách thúc đẩy tốc độ chuyển dịch năng lượng (thông qua đầu tư, chuyển giao công nghệ, đào tạo, v.v.) với nguồn tài trợ theothỏa thuận Paris (tức 100 tỷ USD/năm kể từ năm 2020).

Ông Patrick Pouyanné - Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành của TotalEnergies cho biết: “Sự gián đoạn hiện nay trên thị trường năng lượng đã nhấn mạnh tính quan trọng của nhu cầu đối thoại toàn cầu về quá trình chuyển dịch năng lượng, với sự tham gia của tất cả các thành phần trong xã hội.”

Bản báo cáo kết luận: “Với tài liệu này (...), TotalEnergies mong muốn chia sẻ kiến ​​thức của tập đoàn về hệ thống năng lượng toàn cầu, để đóng góp vào các quyết định thúc đẩy quá trình chuyển dịch năng lượng và giúp chống lại tình trạng biến đổi khí hậu”.

Phân tích mới nhất về thị trường năng lượng toàn cầu

Thế giới cần dầu khí ít nhất cho đến năm 2035

Cũng trong báo cáo này, TotalEnergies cho biết, họ cần tiếp tục đầu tư phát triển vào dầu khí cho đến “ít nhất giữa những năm 2030” để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng.

Tuy đã lên dự kiến giảm ​​nhu cầu dầu từ năm 2030, TotalEnergies nhận định, sụt giảm nhu cầu sẽ xảy ra với tốc độ chậm hơn so với sự suy giảm sản lượng tự nhiên từ các mỏ dầu. Vì vậy, họ cần có đủ khoản đầu tư nhằm duy trì đủ sản lượng dầu.

Trong báo cáo, TotalEnergies cho biết nhu cầu khí đốt tự nhiên dự kiến ​​sẽ tăng 0,2%/năm cho đến năm 2050.

Ông lớn dầu khí của Pháp nhấn mạnh: “Tuy năng lượng tái tạo đang thâm nhập sâu hơn vào thị trường thế giới, khí đốt tự nhiên vẫn giữ được vai trò quan trọng như một loại năng lượng chuyển dịch nhờ khả năng bù đắp được tính chất gián đoạn của điện tái tạo. Chưa kể, khí đốt có thể “hất cẳng” than ra khỏi mọi lĩnh vực”.

TotalEnergies nhận định, lộ trình “nhu cầu năng lượng toàn cầu đang không đi đúng hướng” sẽ diễn ra trong ngắn hạn. Nguyên nhân là do sức tiêu thụ than phục hồi nhằm giúp củng cố kinh tế sau đợt khủng hoảng dịch tễ và suy thoái kinh tế hiện đại.

Gã khổng lồ Pháp cho biết thêm: “Ngành công nghiệp cần phải bổ sung nỗ lực để khử carbon trong quá trình đảm bảo an ninh năng lượng và giá cả phải chăng. Chúng tôi ước tính, từ nay cho đến năm 2030, các khoản đầu tư vào năng lượng carbon thấp phải tăng gấp đôi để đạt được mức 1,5 tỷ USD/năm”.

TotalEnergies cũng lưu ý rằng quá trình điện khí hóa giao thông vận tải đang diễn ra rất nhanh chóng. Tình trạng này sẽ giúp giảm thiểu đáng kể lượng hydrocarbon tiêu thụ trong lĩnh vực này.

AGL sẽ đầu tư 13 tỷ USD vào năng lượng tái tạoAGL sẽ đầu tư 13 tỷ USD vào năng lượng tái tạo
Tập đoàn Shell mua lại nhà cung cấp năng lượng mặt trời ở châu PhiTập đoàn Shell mua lại nhà cung cấp năng lượng mặt trời ở châu Phi
Hơn 20 quốc gia đồng ý tăng sản lượng hydroHơn 20 quốc gia đồng ý tăng sản lượng hydro

Ngọc Duyên

AFP

  • bidv-tiet-kiem-mua-vang-ron-rang-tai-loc