Nói thẳng người tiêu dùng Việt sính ngoại, ham của rẻ nên... dính của ôi!

13:20 | 11/08/2018

1,556 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
Chính tâm lý sính ngoại, ham của rẻ của người tiêu dùng Việt đã cổ suý, tiếp tay cho các doanh nghiệp làm ăn gian dối, “treo đầu dê bán thịt chó"!
noi thang nguoi tieu dung viet sinh ngoai ham cua re nen dinh cua oi
Ảnh minh hoạ

Những tháng gần đây, lực lượng chức năng liên tục phát hiện các vụ việc hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng. Và điều đáng nói, trong câu chuyện đó có không ít thương hiệu vốn dĩ khá nổi tiếng trên thị trường như Khaisilk, Mumuso, Con Cưng... hoặc đã bị điểm mặt chỉ tên, hoặc đang bị cơ quan chức năng khoanh vùng xử lý.

Câu hỏi đặt ra ở đây là tại sao lại có hiện tượng này?

Nếu như trước đây, chuyện buôn gian bán lận, “treo đầu dê bán thị chó”, kinh doanh hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng chỉ xuất hiện ở chuỗi những cửa hàng nhỏ lẻ, hộ kinh doanh cá thể thì nay, như đã đề cập, có cả những doanh nghiệp, nhà phân phối vốn dĩ đã xây dựng được thương hiệu trên thị trường tiêu dùng Việt Nam.

Khi những vụ việc như vậy nổ ra, chẳng hạn như vụ Khaisilk, Mumuso, hay nghi vấn gắn mác ngoại của Con Cưng... thì như một phản ứng tự nhiên, dư luận xã hội, báo chí truyền thông nhảy vào quy chụp rằng họ vì lợi nhuận nên đã “lừa đảo” người tiêu dùng. Và thế là cả một chiến dịch “săn lùng dấu vết”, tập hợp các ý kiến trên các diễn đàn để đồng thanh lên án, bêu xấu, thậm chí là kêu gọi cơ quan này, tổ chức nọ vào cuộc xem xét trách nhiệm, rồi phải truy cứu hình sự vụ này, vụ kia... Báo chí cũng hùa theo đó mà đưa tin, phản ánh. Doanh nghiệp thì rõ ràng là bị “nốc ao không kịp ngáp”.

Đồng ý là phản lên án, là phải điều tra, làm rõ hành vi làm ăn gian dối, buôn gian bán lận, lừa đảo, xâm phạm quyền lợi người tiêu dùng của doanh nghiệp, thậm chí với những doanh nghiệp, thương hiệu lớn, có uy tín trên thị trường phải xử nghiêm, xử thật nặng với những khung hình phạt cao nhất theo luật định. Nhưng ở chiều ngược lại, chính chúng ta – những người tiêu dùng – cũng phải tự nhìn nhận lại thói quen tiêu dùng của mình và phải nhận thức phần nào trách nhiệm trong những vụ việc kiểu như trên. Hay nói thẳng ra, chính thói quen tiêu dùng sính ngoại, ham của rẻ của một bộ phận không nhỏ người tiêu dùng Việt đã “tiếp sức”, thêm “động lực” cho doanh nghiệp làm ăn gian dối và nhận về “của ôi”!

Doanh nghiệp có thể vì lợi nhuận, vì áp lực cạnh tranh thì có nhiều cách để đạt được chứ không nhất thiết phải mang thương hiệu, uy tín đã gây dựng nhiều năm ra để “đánh bạc” cả. Vấn đề ở đây, người viết cho rằng là rất quan trọng, trong cuộc chơi này, theo tâm lý người tiêu dùng và vì sự tồn tại của doanh nghiệp họ buộc phải làm và làm ở những mức độ khác nhau.

Nói về vấn đề của người tiêu dùng Việt, không phải đến bây giờ mà từ rất nhiều năm trước, cái tâm lý sinh đồ ngoại đã được các cơ quan quản lý đặt ra và khuyến cáo đây là miếng mồi ngon của loại tội phạm hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng. Một ví dụ điển hình là câu chuyện của chiếc điện thoại thông minh chẳng hạn. Một chiếc Iphone 8 chính hãng, khi vừa ra đời có giá trên dưới 20 triệu đồng nhưng hàng nhái thì chỉ có giá vài triệu đồng mà mẫu mã, hình dáng thì có lẽ phải giống nhau đến chính mươi mấy phần trăm. Hay như câu chuyện của những chiếc túi, nước hoa, mỹ phẩm... hàng hiệu cũng thế. Cứ thấy gắn thương hiệu nước ngoài là người tiêu dùng nhao vào, người giàu, có điều kiện nhao vào và bị lừa thì đã đành nhưng những người tiêu dùng điều kiện hạn chế, dù biết mười mươi là hàng nhái cũng nhao vào vì nó... giống nhau quá.

Mà nhân cái chuyện này thì cũng phải nói luôn, chính vì cái tâm lý sính ngoại nhưng lại ham giá rẻ nên mấy năm gần đây, thị trường Việt Nam có thể nói là bùng nổ, xuất hiện nhan nhản các thương hiệu hàng hoá có tên nước ngoài nhưng lại sản xuất trong nước kiểu như Aristino, Manthattan...

Đề cập như vậy để thấy rằng, khi trách các doanh nghiệp là lừa đảo, là làm ăn gian dối, “treo đầu dê bán thịt chó” thì chúng ta cũng cần phải xem lại thói quen tiêu dùng của mình. Cùng với quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, rất nhiều ngành hàng của Việt Nam đã được xuất khẩu sang những nền kinh tế hàng đầu và được người tiêu dùng nước sở tại đón nhận, đánh giá cao. Vậy tại sao chúng ta không dùng những mặt hàng đó đi.

Người viết tin rằng nếu người tiêu dùng Việt Nam định vị được phân khúc tiêu dùng của mình, không chạy theo cái “sĩ diện hão”, sinh đồ ngoại, hàng hiệu giá rẻ... thì hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng sẽ không có đất sống. Những vụ việc như Khaisilk, Mumuso, Con Cưng... chắc chắn sẽ không xảy ra.

Chẳng có cái gì rẻ mà chất cả, tiền nào của đấy cả thôi! Các cụ xưa đã có câu như vậy rồi.

Thanh Ngọc

noi thang nguoi tieu dung viet sinh ngoai ham cua re nen dinh cua oi Buôn gian bán lận, Phó Thủ tướng chỉ đạo "triệt phá tận gốc, đánh trúng đối tượng cầm đầu"
noi thang nguoi tieu dung viet sinh ngoai ham cua re nen dinh cua oi Con Cưng buôn gian bán lận: "Vàng thật" sợ gì lửa?
noi thang nguoi tieu dung viet sinh ngoai ham cua re nen dinh cua oi Khủng hoảng niềm tin: Từ Khaisilk đến Con Cưng