Con Cưng buôn gian bán lận: "Vàng thật" sợ gì lửa?

19:00 | 04/08/2018

578 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
Từ Con Cưng, Khaisilk và nhiều doanh nghiệp khác, một lần nữa đòi hỏi đạo đức kinh doanh.
con cung buon gian ban lan vang that so gi lua
Doanh nghiệp cần có đạo đức kinh doanh

Doanh nghiệp bán lẻ đồ mẹ và bé có tên rất dễ thương là “Con Cưng” đang dính vào vụ việc y chang Khaisilk. Đó là bị tố cáo dán mác Thái Lan lên sản phẩm chưa rõ của ai, có thể gọi dưới tội danh “buôn hàng giả” hay rộng hơn là “buôn gian bán lận”.

Để chứng minh những gì truyền thông loan đi cả tuần nay, để giải quyết cuộc khủng hoảng thương hiệu, doanh nghiệp này treo giải thưởng 1 tỷ đồng cho người đầu tiên phát hiện hàng nhái, hàng giả.

Tại thị trường TP HCM, sau khi một khách hàng phát hiện trên bộ quần áo thun mua tại Con Cưng bị cắt mác cũ dán mác mới “Made in ThaiLand”, sau đó Quản lý thị trường ở TP HCM đã thu hồi thêm 5.000 sản phẩm vi phạm! Giải thưởng 1 tỷ đồng đã thu hồi lại.

Nỗ lực bảo vệ danh dự là quyền của doanh nghiệp, họ có thể làm mọi cách miễn không phạm pháp, nhưng phải chăng Con Cưng đang thách thức người tiêu dùng?

Tại cuộc họp báo ngày 31/7 về chống buôn lậu, hàng giả, đích thân Phó Cục trưởng Cục quản lý thị trường (Bộ Công thương) Nguyễn Trọng Tín công bố 7 hành vi vi phạm của Công ty Cổ phần Con Cưng.

Đó là những lỗi rất dễ nhận biết: Có giấy nhãn mác đè nhãn mác khác, nhập nhèm truy xuất nguồn gốc hàng hóa; Bán các loại sữa quảng cáo là sử dụng công nghệ Đức nhưng không phải công nghệ Đức…

Vậy giải thưởng 1 tỷ đồng có ý nghĩa gì? Câu trả lời là chẳng có ý nghĩa gì cả! Nó như một đòn “cả vú lấp miệng em”, bộ quần áo có dấu hiệu mạo danh hàng Thái chưa thấy Con Cưng có động thái gì để giải quyết, chừng đó cũng đủ để cơ quan chức năng “tuýt còi”.

Chẳng lẽ kết luận ban đầu của Cục quản lý thị trường và 5.000 sản phẩm vi phạm cùng bộ áo quần “made in ThaiLand” chưa đủ để rút ra câu kết?

Một diễn tiến khá giống với vụ Khaisilk, ban đầu được phát hiện qua một lỗi rất nhỏ, tiếp đến là sự giằng co gay cấn và cuối cùng là lời thú nhận của ông chủ Hoàng Khải. Đến nay Khaisilk dường như im hơi lặng tiếng.

Càng có nhiều kiểu kinh doanh như Khaisilk hay Con Cưng thì thị trường càng loạn, mở ra con đường thênh thang cho hàng ngoại tràn vào chiễm lĩnh dưới nhãn mác lung linh.

Vì sao hàng tiêu dùng thường mạo danh Thái Lan? Những năm gần đây Thái Lan nổi lên như một Nhật Bản thứ hai trong khu vực Châu Á về chất lượng hàng hóa,đặc biệt là quần áo, đồ gia dụng, đã xuất hiện tình trạng “gắn mác Thái” ở nhiều nơi.

Điều đó gián tiếp đặt dấu hỏi với chất lượng, thương hiệu hàng Việt Nam, trào lưu chuộng hàng Thái khá trùng hợp với làn sóng hàng Thái ào ạt đổ bộ vào nước ta, từ sản phẩm nông nghiệp đến đồ gia dụng và chuỗi bán lẻ về tay người Thái như Big C, Nguyễn Kim, Family Mart…

Sự đổ vỡ niềm tin với Con Cưng nói riêng và thực trạng mạo danh hàng ngoại nói chung cho thấy tâm lý sính ngoại của người Việt, đó là nguồn cơn sâu xa để các doanh nghiệp nắm bắt tâm lý người tiêu dùng và phát sinh giả mạo.

Người Việt sợ hãi hàng Trung Quốc, nên Thái Lan là lựa chọn không thể nào tốt hơn để khỏa lấp sự bất an.Từ Con Cưng, Khaisilk và nhiều doanh nghiệp khác, một lần nữa đòi hỏi đạo đức kinh doanh.

Theo Diễn đàn doanh nghiệp

con cung buon gian ban lan vang that so gi lua Sếp quản lý thị trường chất vấn Con Cưng về việc treo thưởng một tỷ
con cung buon gian ban lan vang that so gi lua Con Cưng treo giải một tỷ đồng nếu phát hiện hàng nhập không chính hãng
con cung buon gian ban lan vang that so gi lua Bộ Công Thương lập đoàn kiểm tra Công ty Con Cưng
con cung buon gian ban lan vang that so gi lua Khủng hoảng niềm tin: Từ Khaisilk đến Con Cưng