Những điều cần biết về Thỏa thuận Paris

15:00 | 13/12/2015

1,788 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
Tại Paris (CH Pháp), hôm thứ Bảy 12/12/2015, theo giờ địa phương, các nhà đàm phán từ gần 200 quốc gia đã đạt được thỏa thuận quan trọng nhất trên phạm vi toàn cầu nhằm giải quyết các vấn đề về biến đổi khí hậu. 
nhung dieu can biet ve thoa thuan parisTHẾ GIỚI 24H: Thế giới đạt thỏa thuận về khí hậu
nhung dieu can biet ve thoa thuan parisSự ích kỷ đang giết Trái đất
nhung dieu can biet ve thoa thuan parisCác cuộc tiếp xúc song phương của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng bên lề Hội nghị COP 21
nhung dieu can biet ve thoa thuan parisNhững điều cần biết về COP21

Đây là lần thứ 21 Hội nghị thượng đỉnh Liên hiệp quốc về biến đổi khí hậu toàn cầu được tổ chức với 150 nguyên thủ quốc gia đến từ 195 nước tham dự. Trong những hội nghị trước đây, thực tế đã cho thấy những bất đồng nội tại về quyền lợi kinh tế, chiến lược phát triển... giữa các cường quốc hàng đầu thế giới nên kết quả chỉ dừng lại tại những biên bản, điều khoản ghi nhớ như Nghị định thư Kyoto 1997 tại Nhật Bản, thoả thuận COP 17 2011 tại Durban Nam Phi. Vì vậy, sự thống nhất mang tính pháp lý tại COP 21 Paris lần này thực sự có giá trị mang tính lịch sử trên phạm vi toàn cầu

Những điểm quan trọng nhất của Thỏa thuận mang tính lịch sử này là:

Thỏa thuận Paris là gì?

Thỏa thuận Paris là sự khởi đầu của sự kết thúc hơn 100 năm nhiên liệu hóa thạch là động cơ chính của tăng trưởng kinh tế và cho thấy sự quan tâm của chính phủ các quốc gia trên khắp thế giới đối với vấn đề biến đổi khí hậu. Thỏa thuận này đã đạt được sự đồng thuận của cả nước phát triển và các nước đang phát triển, bao gồm cả quốc gia thu nhập chủ yếu đến từ doanh thu từ sản xuất dầu và khí đốt.

Thỏa thuận Paris đòi hỏi bất kỳ quốc gia nào phê chuẩn phải hành động để ngăn chặn phát thải khí nhà kính trong thế kỷ tới. Đồng thời giữ cho nhiệt độ toàn cầu tới  năm 2100 chỉ tăng lên dưới 1,5 ° C (2,7 ° F).

Thỏa thuận này không ràng buộc các quốc gia về việc thiết lập mục tiêu và các thức thực hiện, nhưng đòi hỏi các quốc gia phải có báo cáo minh bạch về những nỗ lực cắt giảm khí thải. Mỗi 5 năm, quốc gia phải có báo cáo đánh giá những tiến bộ của quốc gia mình trong việc đáp ứng các cam kết khí hậu và đệ trình bản kế hoạch trong 5 năm tiếp theo.

Thỏa thuận này cũng khuyến khích hàng nghìn tỷ đô la được chi cho việc đối phó với những tác động của biến đổi khí hậu, bao gồm cả cơ sở hạ tầng; phát triển các nguồn năng lượng tái tạo, hàng năm phải dành 100 tỉ đô la cho các quốc gia đang phát triển, bắt đầu từ năm 2020. Đây chỉ là con số sàn và dự kiến sẽ tăng lên theo thời gian.

nhung dieu can biet ve thoa thuan paris

Tổng thống Pháp Francois Hollande (phải), Ngoại trưởng Pháp - Chủ tịch Hội nghị COP21 Laurent Fabius, Tổng thư ký LHQ Ban Ki Moon và Thư ký điều hành Công ước khung Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu Christiana Figueres vui mừng sau cuộc họp cuối cùng của COP21 ngày 12/12

Việc đàm phán đã diễn ra như thế nào?

Việc thỏa thuận toàn cầu Paris đạt được sự đồng thuận của nhiều quốc gia đã ghi một dâu ấn quan trọng mang tính chất lịch sử, sau thất bại của Copenhagen 2009. Việc thỏa thuận tại Paris 2015 được thực hiện với phương pháp tiếp cận từ dưới lên khi cho phép mỗi quốc gia trình bày kế hoạch riêng của mình trong việc giảm phát thải khí nhà kính, thay vì cố gắng đơn giản hóa công việc của các cuộc đàm phán với con đường “một lộ trình phù hợp cho tất cả”.

Sau một số cuộc họp nội dung được bảo mật ở mức tuyệt đối, ngày 30/11/2015, các nhà đàm phán từ gần 200 quốc gia có mặt tại Trung tâm hội nghị ở sân bay Le Bourget, ngoại ô Paris. Sau 1 tuần rưỡi, dự thảo thỏa thuận cũng đã được đưa ra. Phần căng thẳng nhất của các cuộc đàm phán bắt đầu vào ngày 10/12/2015 với các cuộc họp kín đã diễn ra suốt đêm, các sửa đổi văn bản dự thảo thỏa thuận liên tục được cập nhật.

Quốc gia nào giữ vai trò chủ chốt trong việc thỏa thuận?

Pháp, nước chủ nhà, đã nhận được nhiều lời khen ngợi trong việc tổ chức hội nghị. Các nhà lãnh đạo của nước chủ nhà đã luôn lắng nghe và khéo léo xử lý những mối quan tâm Các nhà lãnh đạo Mỹ, Trung Quốc và Ấn Độ cũng đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy thỏa thuận. Ba quốc gia này đã có những cam kết mạnh mẽ trong việc giảm phát thải khí nhà kính.

Quần đảo Marshall cũng nổi lên như các sức mạnh bất ngờ của hội nghị. Một “tham vọng liên minh" do quần đảo Marshall đưa ra đã nhận được sự ủng hộ từ hơn 100 quốc gia, trong đó có Mỹ, Brazil và các thành viên của Liên minh châu Âu. Quốc gia nhỏ bé này cũng đã có những nỗ lực trong việc thiết lập các mục tiêu dài hạn có tính chiến lược.

Tất cả các quốc gia đều hài lòng với thỏa thuận Paris?

Đại đa số các nước tham gia thỏa thuận Paris đều hài lòng với thỏa thuận khí hậu mới, nhiều đại biểu cho rằng Thỏa thuận Paris là một thỏa thuận công bằng và cân bằng về tất cả những gì các quốc gia mong muốn. Điều này thực sự chưa bao giờ diễn ra trong quá khứ !

Thỏa thuận này cũng nhận được sự đồng thuận của nhiều nhà hoạt động môi trường. John Coequyt, người đứng đầu Sierra Club, tổ chức được biết đến với chiến dịch môi trường toàn cầu cho biết, thỏa thuận này bao gồm "tất cả các yếu tố cốt lõi mà cộng đồng hoạt động vì môi trường mong muốn."

Tuy nhiên, không phải là không có những ý kiến chưa hài lòng. Một số người vẫn chỉ trích thỏa thuận này là quá yếu vì không có đủ sự hỗ trợ cho các nước đang phát triển, không công bằng, thỏa thuận chỉ dựa trên khoa học, không giải quyết thỏa đáng thiệt hại do biến đổi khí hậu ở các nước dễ bị ảnh hưởng nhất. 

Hương Thu

  • bidv-tiet-kiem-mua-vang-ron-rang-tai-loc