Những "Bông hồng thép" trên sàn niêm yết

11:07 | 08/03/2021

233 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
Họ là những nữ tướng, những Bông hồng thép đứng đầu các doanh nghiệp lớn trong nền kinh tế. Họ cũng là những nữ doanh nhân có khối tài sản đứng trong top đầu người giàu của thị trường chứng khoán Việt Nam và đang tiếp tục đóng góp cho sự phát triển mạnh mẽ của khối doanh nghiệp tư nhân lẫn sự thịnh vượng của nền kinh tế.

Nữ tướng của VietJet tính đến thời điểm hiện tại đang sở hữu các cổ phiếu HDB, PFL, VJC với tổng giá chị 7.973 tỷ đồng. Và đây mới chỉ là một phần tài sản của bà xét ở giá trị cổ phiếu. Theo tính toán của Forbes, bà Nguyễn Thị Phương Thảo sở hữu nhiều tài sản bất động sản giá trị được đầu tư, phát triển, quản lý qua các công ty thành viên của Sovico Holdings, trong đó Phú Long là tên tuổi nhà phát triển bất động sản danh tiếng.

Theo Business Insider, bà Nguyễn Thị Phương Thảo là nữ tỉ phú tự thân đầu tiên của Việt Nam. Bà cũng là người sáng lập hãng hàng không chi phí thấp Vietjet vào năm 2011 và đã từng bước xây dựng Vietjet dần lớn mạnh, trở thành hãng hàng không nổi tiếng trong khu vực.

Chính Vietjet đã tạo nên một cú hích kích cầu cho nhu cầu đi lại bằng hàng không tại Việt Nam, vốn trước đây được coi là chỉ dành cho người giàu. Vietjet hiện có đường bay đến hầu khắp các tỉnh, thành tại Việt Nam cũng như các nước trong khu vực châu Á.

HDBank dưới sự dẫn dắt của Bông hồng thép ngành ngân hàng Nguyễn Thị Phương Thảo, hiện đang đứng trong top đầu các ngân hàng có vốn hóa lớn nhất trên thị trường chứng khoán.

Bà Phạm Thu Hương là vợ tỷ phú Phạm Nhật Vượng – Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Vingroup (MCK: VIC). Bà Hương hiện giữ chức Phó Chủ tịch HĐQT Vingroup và sở hữu 151 triệu cổ phiếu VIC với trị giá hơn 16.000 tỷ đồng.

Bà Phạm Thu Hương được biết đến là một trong những người sáng lập Vingroup – tập đoàn kinh tế tư nhân hàng đầu Việt Nam – và giữ vai trò là Phó chủ tịch thường trực thứ hai.

Bà Phạm Thu Hương rất kín tiếng. Dù nắm giữ vị trí quan trọng tại Vingroup và sở hữu khối tài sản khổng lồ nhưng bà Hương vẫn là dấu hỏi lớn với dư luận vì chưa từng xuất hiện trước truyền thông công chúng. Gần như không có bất cứ tấm ảnh nào của cá nhân bà và gia đình bị rò rỉ ra ngoài.

Đây là điểm khác biệt của bà với với nhiều nữ tướng, phu nhân của nhiều đại gia giàu có khác trên sàn chứng khoán, khi bà Phạm Thu Hương là người trực tiếp tham gia sâu vào công tác điều hành và là cánh tay đắc lực của chồng, nhưng lại lựa chọn con đường không lộ diện trước giới truyền thông.

Tại Vingroup, ngoài bà Phạm Thu Hương, phụ nữ đóng một vai trò rất quan trọng. Nhiều Bông hồng khác hiện cũng đang nắm giữ các vị trí chủ chốt tại tập đoàn cũng như các công ty con.

Ví dụ như bà Phạm Thúy Hằng – Phó Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Vingroup, em gái của doanh nhân Phạm Thu Hương – Vợ tỷ phú Phạm Nhật Vượng. Hiện bà đang giữ chức Phó chủ tịch HĐQT Vingroup kiêm đồng sáng lập tập đoàn. Bà hiện đang sở hữu 100 triệu cổ phiếu VIC với giá trị 10.800 tỷ đồng.

Năm 2013, bà nằm trong Top 5 người giàu nhất Việt Nam với việc sở hữu triệu cổ phiếu của Vingroup. Bà Hằng có những đóng góp rất lớn cho sự thành công của tập đoàn Vingroup nói chung và thành công của tỷ phú Phạm Nhật Vượng nói riêng.

Bà Trương Thị Lệ Khanh là một trong hai đại diện của Việt Nam lọt top 25 nữ doanh nhân quyền lực nhất châu Á năm 2020 (Asia's Power Businesswomen) của tạp chí Forbes. Bà Khanh hiện đang sở hữu hơn 79 triệu cổ phiếu VHC với giá trị 3.400 tỷ đồng.

Dưới sự dẫn dắt của bà Khanh, trong 12 năm, từ 2007 đến 2018, doanh thu của Vĩnh Hoàn tăng 750%, lợi nhuận gấp 15 lần. Hai năm 2019, 2020, do bị tác động bởi các chính sách bảo hộ thương mại và các thị trường trọng điểm tại Mỹ, Châu Âu bị ảnh hưởng bởi COVID-19 nên doanh thu và lợi nhuận của Vĩnh Hoàn giảm mạnh. Năm 2020, lợi nhuận sau thuế của VHC chỉ đạt 705 tỷ đồng, giảm 40% so với năm trước.

Từ một doanh nghiệp mới và đơn sơ, Vĩnh Hoàn đã khẳng định được vị thế của mình. Dưới sự lèo lái của nữ thuyền trưởng Trương Thị Lệ Khanh, Vĩnh Hoàn đã trở thành doanh nghiệp xuất khẩu cá tra lớn nhất Việt Nam. Bà Khanh được mệnh danh là nữ hoàng cá tra của Việt Nam.

“Nữ hoàng” cá tra tự bạch, con đường kinh doanh của bà khá suôn sẻ kể từ khi khởi nghiệp. Thử thách kinh doanh đối với Vĩnh Hoàn là các vụ kiện chống bán phá giá với tư cách bị đơn bắt buộc do chiếm thị phần lớn nhất tại Mỹ. Bà Khanh luôn căng thẳng trước các vụ kiện nhưng kể rằng mình từng gặp đối thủ cạnh tranh nước ngoài và nói: “Người Việt Nam rất giỏi đấu tranh trong công việc và trong cuộc sống. Chúng tôi sẽ theo đuổi đến cùng để bảo vệ lẽ phải!”.

Mặc dù khởi nghiệp với thiên thời, địa lợi, nhưng khó khăn lúc nào cũng trực chờ trong quá trình kinh doanh. Do đó, theo bà Khanh, điều quan trọng là “phải vượt qua khó khăn chứ không phải ngồi than vãn”. Trong tương lai, bà Lệ Khanh mong muốn Vĩnh Hoàn trở thành một công ty đa quốc gia. “Không chỉ mở rộng vùng nuôi và tăng cường chất lượng, giá trị gia tăng cho sản phẩm mà còn phải làm sao đó để Vĩnh Hoàn có thể bán hàng trực tiếp cho siêu thị với thương hiệu của mình tại nhiều quốc gia”, người sáng lập Vĩnh Hoàn chia sẻ khát vọng về đứa con tinh thần của mình.

Với những kinh nhiệm đã tích lũy trong thời gian làm việc, hai vợ chồng bà Bình - ông Quang đã lên kế hoạch gây dựng sự nghiệp riêng của mình. Nhờ sự giúp đỡ của bạn bè cộng với số tiền tích lũy, năm 1992, ông Quang và bà Bình đã thành lập doanh nghiệp tư nhân Minh Phú với số vốn ban đầu là 120 triệu đồng. Hiện nay, Minh Phú đang có vốn điều lệ gần 2,7 nghìn tỷ đồng.

Cá nhân của bà Chu Thị Bình hiện đang sở hữu hơn 35 triệu cổ phiếu MPC (tỷ lệ 17,79%) với giá trị hơn 1,3 nghìn tỷ đồng. Tỷ lệ này chưa bao gồm tài sản cổ phiếu của chồng bà – Chủ tịch Thủy sản Minh Phú và các tài sản khác.

Xuất thân là một kỹ sư điện lạnh và là người chèo lái Công ty Cơ điện lạnh (REE) từ những năm 80-90 để phát triển thành một tập đoàn lớn hiện nay, ngay từ lúc bắt đầu sự nghiệp Chủ tịch Nguyễn Thị Mai Thanh đã sớm xác định "đây là nơi dành riêng cho mình".

Qua nhiều thăng trầm, REE hiện tại đã trở thành doanh nghiệp dẫn đầu ngành cơ điện lạnh với vốn sở hữu hơn 3.000 tỷ đồng, doanh thu lợi nhuận mỗi năm thu về hàng ngàn tỷ đồng.

Bà Thanh đang nắm giữ hơn 37 triệu cổ phiếu REE (tỷ lệ 12,2%) với tổng giá trị hơn 2,1 nghìn tỷ đồng.

Bắt đầu giao dịch tại hệ thống UPCoM từ cuối tháng 12/2017, sau hơn 3 năm, cổ phiếu của BAC A BANK đã chính thức dừng giao dịch tại hệ thống này và chuyển sang niêm yết trên sàn HNX vào tháng 3/2021.

Trong suốt hơn 20 năm đảm nhiệm cương vị Tổng giám đốc kiêm chức Phó chủ tịch, bà đã đưa Bắc Á Bank trở thành một ngân hàng uy tín tại Việt Nam với mức vốn hóa vào khoảng 500 triệu USD. Năm 2018, qui mô tổng tài sản BacABank đạt 97 nghìn tỉ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt gần 680 tỉ đồng.

Mặc dù khá kín tiếng với báo chí nhưng bà Hương được xem là một trong những người phụ nữ quyền lực nhất của giới tài chính Việt Nam. Bà cũng được phong là Anh hùng Lao động.

Bà Nga hiện đảm nhiệm vị trí Phó Chủ tịch HĐQT thường trực của SeABank. Cũng tại đây, bà Lê Thu Thuỷ, con gái bà Nga, giữ chức Phó Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc. Trước đó, bà từng có 10 năm giữ chức Chủ tịch tại ngân hàng này.

Bà Nga còn là nhà sáng lập một trong những Tập đoàn Bất động sản lớn nhất Việt Nam, BRG Group. Tập đoàn này đang phát triển các dự án… và thực hiện các thương vụ mua bán- sáp nhập khách sạn danh tiếng Hilton Hà Nội Opera. Rất khó để ước tính đầy đủ “độ giàu” qua khối tài sản ở Tập đoàn và các Thành viên mà bà Nga đầu tư, sở hữu.

Bà rất thành công trong lĩnh vực quản lí tài chính và ngân sách quốc gia và đặc biệt thành công trong công tác tài chính đối ngoại. Bà từng là Cục trưởng, Tổng Giám đốc Kho bạc Nhà nước Trung ương (Bộ Tài chính); Thứ trưởng, Ủy viên Ban cán sự Bộ Tài chính, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC); Tư vấn cấp cao cho một số tổ chức tài chính nước ngoài.

Bà Nguyễn Đức Thạch Diễm (sinh năm 1973) được bổ nhiệm làm Tổng giám đốc Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín - Sacombank từ tháng 7/2017.

Bà Nguyễn Đức Thạch Diễm có tới 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực kinh tế – tài chính – ngân hàng và bắt đầu công tác tại Sacombank từ năm 2002.

Trước khi ngồi "ghế nóng" Sacombank, bà Nguyễn Đức Thạch Diễm là Phó Tổng giám đốc phụ trách mảng xử lý nợ, đây cũng chính là vấn đề trọng tâm của đề án tái cơ cấu của nhà băng này.

Trước đó, vị nữ CEO tuổi Sửu này từng là Phó Tổng giám đốc phụ trách khu vực Nam Trung Bộ và Tây Nguyên của Sacombank và đã dẫn dắt khu vực này đạt được nhiều thành tích ấn tượng liên tục nhiều năm liền.

Theo Diễn đàn doanh nghiệp