Nhóm thủ tục xây dựng có chi phí đắt đỏ nhất
![]() |
![]() |
![]() |
Đây là thông tin được đưa ra tại Hội thảo chuyên đề về đánh giá chi phí tuân thủ thủ tục hành chính (chỉ số APCI) 2019 và mục tiêu thúc đẩy cải cách thông qua APCI diễn ra hôm nay.
Tại buổi Hội thảo, bà Phạm Thị Ngọc Thủy, Phó Giám đốc thường trực Văn phòng Ban 4, Ban nghiên cứu Phát triển kinh tế tư nhân cho biết, việc khảo sát đánh giá chi phí APCI được Đoàn nghiên cứu làm việc tại 6 tỉnh: Đà Nẵng, Bình Dương, Sài Gòn, Quảng Nam, Hải Phòng, Quảng Ninh.
![]() |
Ảnh minh họa |
Năm 2018, qua khảo sát hơn 300 doanh nghiệp tại 6 tỉnh này, trong số 8 nhóm thủ tục hành chính (TTHC) được xếp hạng, đứng đầu là nhóm TTHC thuế với chi phí tuân thủ hơn 73.000 đồng; thời gian thực hiện trung bình của doanh nghiệp cho một thủ tục trong nhóm này chỉ là 2,9 giờ làm việc.
Đứng sau cùng trong bảng xếp hạng là nhóm thủ tục xây dựng với chi phí tuân thủ hơn 64 triệu đồng (gấp 869 lần ngành thuế, hơn 5 lần trung bình các nhóm khác); thời gian thực hiện trên 108 giờ.
Theo bà Thủy, nhóm thủ tục xây dựng đứng sau cùng bảng xếp hạng, chủ yếu là chi phí trực tiếp cao vượt trội, chiếm 93% và trở thành yếu tố quyết định tới mức thủ tục nhóm này trở nên đắt đỏ bậc nhất.
Nhiều doanh nghiệp cho rằng, các TTHC đã khiến doanh nghiệp bỏ rất nhiều thời gian công sức và kinh phí để hoàn thiện. Trong đó, khó khăn nhất là khâu chuẩn bị hồ sơ. Hầu hết các doanh nghiệp cho biết họ rất lúng túng ở khâu này, có doanh nghiệp phải mất 1 tháng để chuẩn bị hồ sơ, đặc biệt là những doanh nghiệp liên quan đến việc đăng ký thuốc.
Việc nộp hồ sơ cũng khiến doanh nghiệp gặp khó khăn. Hiện vẫn còn lẫn lộn giữa nộp hồ sơ điện tử và hồ sơ giấy, làm cho doanh nghiệp phải đi lại rất nhiều để bổ sung hồ sơ do cơ quan quản lý chỉ hướng dẫn bằng miệng, doanh nghiệp phải ghi chép lại và thực hiện theo. Vì vậy, chi phí đi lại, bổ sung hồ sơ quá nhiều đã gây mệt mỏi, tốn kém cho doanh nghiệp.
“Cùng là một quy định nhưng mỗi tỉnh lại vận dụng khác nhau, điều này cũng khiến các doanh nghiệp quay như chong chóng. Các cán bộ công chức cũng thừa nhận còn tình trạng tùy nghi trong áp dụng”, bà Thủy cho biết.
Qua khảo sát nhóm TTHC liên quan tới cơ sở bán lẻ thuốc cho thấy, có rất nhiều vướng mắc mà doanh nghiệp gặp phải. Chủ yếu là không có quy chuẩn, thiếu cơ sở dữ liệu thông tin của ngành trong việc cấp giấy chứng nhận "Thực hành tốt nhà thuốc" (GPP)…, dẫn tới việc mỗi tỉnh vận dụng một kiểu.
Về vướng mắc trong thủ tục hải quan xuất nhập khẩu, các doanh nghiệp phàn nàn: hoạt động tính thuế và xuất nhập khẩu được áp dụng không thống nhất với nhiều tình huống khác nhau, khiến nhiều doanh nghiệp bị bác hồ sơ khi tiến hành các TTHC…
Để cải cách TTHC, các doanh nghiệp kiến nghị cần cắt giảm các quy định, thành phần hồ sơ không cần thiết, không có giá trị thực tiễn gắn với mục tiêu quản lý nhà nước.
Đồng thời, các doanh nghiệp kiến nghị cần giảm đầu mối kiểm tra chuyên ngành, đẩy mạnh cơ chế xã hội hóa/tư nhân hóa hoạt động kiểm tra, kiểm định với các mặt hàng đang phải thực hiện quy định về kiểm tra chuyên ngành theo đúng chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.
Ngoài ra, phải cân nhắc xu hướng quản lý dịch vụ công theo cơ chế phục vụ dịch vụ với các mức giá dịch vụ khác nhau, thay vì ấn định một mức phí như hiện tại để tạo động lực cho các bên liên quan và minh bạch hóa các chi phí cần thiết…
Nguyễn Hưng
-
Đề xuất bổ sung 9 thủ tục hành chính mới về thị trường carbon
-
Thủ tục thông thoáng, giúp doanh nghiệp phục hồi sản xuất sau thảm họa thiên tai
-
Từ 1/7, người dân sẽ sử dụng căn cước điện tử
-
Thủ tướng: Chấm dứt tình trạng kéo dài thời gian giải quyết thủ tục hành chính
-
Sở Y tế Hà Nội tiếp nhận, xử lý phản ánh kiến nghị về quy định hành chính
-
[Infographic] Diễn biến giá vàng tuần qua (14/4-20/4)
-
[E-Magazine] Giải pháp nào để đạt mục tiêu tăng trưởng GDP trong các quý tiếp theo?
-
Giá dầu thế giới có thể giảm tới mức nào?
-
Tin tức kinh tế ngày 19/4: Việt Nam cần hơn 266 tỷ USD đầu tư vào ngành điện
-
Đột phá hạ tầng - Thúc đẩy phát triển toàn diện