Nhìn lại chính sách áp trần giá dầu của Nga sau một năm

08:37 | 08/12/2023

4,012 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
(PetroTimes) - Đã một năm trôi qua kể từ lúc áp dụng chính sách áp trần giá dầu thô mang xuất xứ Nga. Xuyên suốt thời gian này, những sách lược “lách luật” của Moscow đã đặt ra câu hỏi về tính hiệu quả của những biện pháp trừng phạt do phương Tây đặt ra.
Nhìn lại chính sách áp trần giá dầu của Nga sau một năm

Kể từ tháng 12/2022, cơ chế giới hạn giá yêu cầu Nga phải bán dầu của mình với mức tối đa 60 USD/thùng cho các nước thành viên liên minh. Đây là một cơ chế kìm hãm nguồn thu nhập của Moscow, nhưng vẫn cho phép dầu thô Nga được lưu thông trên thị trường.

Có hiệu quả…vào lúc đầu

Thoạt đầu, mức trần này có vẻ mang tính hiệu quả: Làm giảm doanh thu của Nga mà không gây gián đoạn đến nguồn cung dầu toàn cầu. Các nước G7 - bên cung cấp phần lớn dịch vụ bảo hiểm cho hàng hóa lưu thông trên toàn cầu, và EU – chủ thể đóng vai trò lớn trong vận tải hàng hải, đã gây nhiều tác động sâusắc đến thị trường dầu mỏ của Nga.

Tuy nhiên, Moscow đã tìm ra cách vượt qua những hạn chế này, bao gồm xây dựng một “đội tàu chở dầu ma” nhằm vận chuyển dầu thô của riêng họ, hoặc tự xây dựng nên hệ thống bảo hiểm riêng biệt. Nhờ chiến thuật này, Nga có thể tiếp tục xuất khẩu với mức giá thường xuyên vượt qua mức trần quy định.

Như vậy, bất chấp vấp phải mức trần, doanh thu xuất khẩu dầu của Nga vẫn đạt mức kỷ lục trong tháng 9/2023. Thậm chí, giá xuất khẩu bình quân của dầu thô Nga còn vượt qua mức trần, đạt đến 81,80 USD/thùng.

Phản ứng và trừng phạt của phương Tây

Đối mặt với những nỗ lực lẩn tránh này, EU và Mỹ đã áp dụng một lối tiếp cận thực tế. Họ chấp nhận để Nga xuất khẩu dầu với giá cao hơn mức trần, ở một mức độ nhất định, sang những nước như Trung Quốc hoặc Ấn Độ. Chiến lược này đã giúp chuyển hướng nhiều dầu mỏ của Mỹ và Trung Đông sang các thị trường phương Tây.

Chưa kể, thị trường dầu mỏ đã có nhiều thay đổi: Mỹ quyết định nâng sản lượng dầu, Nam Mỹ và Canada cải thiện xuất khẩu. Những thay đổi này khiến Mỹ phải cân nhắc về việc thắt chặt các biện pháp trừng phạt đối với Nga.

Nhìn chung, sau một năm đi vào hiệu lực, chính sách áp trần giá dầu của Nga mang lại nhiều kết quả khác nhau. Tuy đạt được phần nào những mục tiêu ban đầu, nhưng khả năng thích ứng và né tránh các hạn chế của Nga đã đặt ra câu hỏi về hiệu quả lâu dài của sách lược này.

Áp trần giá dầu của Nga: Khó như lên trời!Áp trần giá dầu của Nga: Khó như lên trời!
Sau 8 tháng, chính sách áp trần giá dầu Nga đã đem lại hiệu quả gì?Sau 8 tháng, chính sách áp trần giá dầu Nga đã đem lại hiệu quả gì?
Phương Tây có thể đã đánh giá quá thấp thị trường dầu mỏ khi áp giới hạn giá dầu lên NgaPhương Tây có thể đã đánh giá quá thấp thị trường dầu mỏ khi áp giới hạn giá dầu lên Nga

Ngọc Duyên

AFP