Nhiều tỉnh thành đã giải ngân số tiền lớn để thực hiện Nghị quyết 68

10:49 | 06/08/2021

203 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
(PetroTimes) - Tính đến ngày 4/8, các địa phương đã có hướng dẫn, công văn... về việc triển khai gói hỗ trợ thực hiện Nghị quyết 68/NQ-CP. Đặc biệt, nhiều địa phương đã giải ngân số tiền lớn, nhiều người lao động nhận tiền hỗ trợ.

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung vừa chủ trì cuộc họp trực tuyến với 63 điểm cầu trong cả nước về tình hình thực hiện Nghị quyết 68/NQ-CP và Quyết định 23/2021/QĐ-TTg về hỗ trợ người lao động, người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch Covid-19.

Đến nay, các địa phương đã ban hành các Kế hoạch/Quyết định/Công văn/Hướng dẫn triển khai thực hiện, phân công nhiệm vụ cụ thể cho các Sở, ngành, Ủy ban nhân dân các cấp tại địa phương triển khai NQ 68/NQ-CP và Quyết định 23/2021/QĐ-TTg.

Nhiều địa phương đã triển khai giải ngân với số tiền lớn, như: Hải Dương 107 tỉ đồng, Bắc Ninh 75 tỉ đồng, Bắc Giang 63 tỉ đồng, Thanh Hóa 74 tỉ đồng, Thái Nguyên 57 tỉ đồng… So với tiến độ thực hiện của Nghị quyết 42/NQ-CP năm 2020 là một bước tiến bộ vượt bậc.

Nhiều tỉnh thành đã giải ngân số tiền lớn để thực hiện Nghị quyết 68
Bộ Lao động Thương binh và Xã hội họp trực tuyến với các tỉnh thành

Đặc biệt, nhiều chính sách đã được các địa phương triển khai xong, đạt kết quả tốt nhưng không phải thêm một thủ tục hành chính nào. Đặc biệt chính sách hỗ trợ lao động tự do - nhóm đối tượng bị ảnh hưởng sâu nhất, nặng nề nhất đợt này đã được triển khai rất tốt. Điển hình trong số đó là TP HCM.

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung nhận định, việc triển khai Nghị quyết 68/NQ-CP và Quyết định 23/2021/QĐ-TTg đang đi đúng hướng, thiết thực và phù hợp với điều kiện hiện nay. Chính sách đã thông thoáng, cởi mở, tạo điều kiện tối đa để người lao động và người sử dụng lao động dễ tiếp cận các chính sách, địa phương dễ triển khai.

Theo báo cáo của các địa phương, đến thời điểm ngày 4/8, với chính sách giảm mức đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, các cơ quan chức năng đã rà soát và thông báo cho khoảng 375.000 đơn vị sử dụng lao động với gần 11,2 triệu người lao động. Số lao động này, mức giảm đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp từ tháng 7/2021 đến hết tháng 6/2022 với tổng số tiền (tạm tính) khoảng 4.322 tỉ đồng để người sử dụng lao động hỗ trợ người lao động phòng, chống dịch Covid-19.

Nhiều tỉnh thành đã giải ngân số tiền lớn để thực hiện Nghị quyết 68
Hỗ trợ người lao động tại TP Hồ Chí Minh. Ảnh: Mạnh Hòa

Đối với người lao động tạm hoãn hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương, đã có hơn 124.000 người lao động tạm hoãn hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương được xác nhận, làm căn cứ để UBND các cấp phê duyệt danh sách hỗ trợ. Chính sách hỗ trợ bổ sung, hỗ trợ tiền ăn và trẻ em đã có 32/63 tỉnh, thành phố thực hiện với hơn 65.000 trẻ đối tượng F0, F1 và một số trường hợp đặc biệt khác được hỗ trợ.

Đặc biệt, chính sách hỗ trợ lao động không có giao kết hợp đồng lao động (lao động tự do) và một số đối tượng đặc thù khác đã có 37/63 tỉnh, thành phố đã phê duyệt danh sách hỗ trợ với gần 765.000 lao động, trong đó có hơn 560.000 người đã nhận kinh phí với tổng số tiền gần 790 tỉ đồng...

"Tiền hỗ trợ khó khăn do Covid-19 đến đúng lúc chúng tôi cần..."
Bình Dương: Hơn một triệu lao động được hỗ trợ từ Nghị quyết 68/NQ-CPBình Dương: Hơn một triệu lao động được hỗ trợ từ Nghị quyết 68/NQ-CP
Bộ LĐ-TB&XH đề nghị các tỉnh, thành phố khẩn trương thực hiện Nghị quyết 68Bộ LĐ-TB&XH đề nghị các tỉnh, thành phố khẩn trương thực hiện Nghị quyết 68
Người lao động kỳ vọng vào gói hỗ trợ 26.000 tỷNgười lao động kỳ vọng vào gói hỗ trợ 26.000 tỉ
Nhờ gói hỗ trợ 26.000 tỷ đồng, không ai bị bỏ lại phía sauNhờ gói hỗ trợ 26.000 tỉ đồng, không ai bị bỏ lại phía sau

Xuân Hinh