Nhà phân tích hàng hóa Citi: Giá trần khí đốt của EU có thể gây hỗn loạn
![]() |
Trên thực tế, thị trường khí đốt ở phạm vi toàn cầu và không phân chia thành các quốc gia riêng lẻ, cung và cầu mới là yếu tố cơ bản xác định giá khí đốt, theo báo cáo của Bloomberg.
Do đó, ông Morse cho biết mức trần giá có khả năng dẫn đến tình trạng thiếu khí đốt ở châu Âu, đặc biệt là trong những tháng mùa đông khi nhu cầu cao hơn. Hơn nữa, nhà phân tích hàng hóa của Citi nói rằng, việc loại bỏ tiêu chuẩn khí đốt tự nhiên TTF có khả năng gây ra sự hỗn loạn khi xác định giá khí đốt, đặc biệt nếu các tiêu chuẩn hiện có khác thiếu thanh khoản.
Ngày 19/12, các bộ trưởng EU cuối cùng đã đạt được thỏa thuận thực hiện trần giá khí đốt ở mức 180 euro/MWh, thấp hơn nhiều so với mức kích hoạt 275 euro/MWh do Ủy ban châu Âu đề xuất ban đầu.
Các quốc gia ủng hộ áp đặt trần giá bao gồm Ba Lan, Bỉ và Hy Lạp đã bác bỏ đề xuất giới hạn ban đầu, lập luận rằng nó cần ở mức dưới 200 euro/MWh nếu muốn giải quyết vấn đề giá khí đốt cao mà lục địa này đã phải vật lộn trong năm nay. Điều thú vị là Đức cũng đã bỏ phiếu ủng hộ mức giá trần mặc dù có ý kiến cho rằng điều này sẽ tác động tiêu cực đến khả năng thu hút nguồn cung cấp khí đốt của châu Âu ở các thị trường chặt chẽ và cạnh tranh về giá.
Theo đề xuất hiện tại, trần giá của EU sẽ không giảm xuống dưới 188 euro/MWh, ngay cả trong trường hợp giá tham chiếu LNG giảm xuống mức thấp hơn nhiều. Tuy nhiên, trần giá khí đốt của EU sẽ thay đổi theo giá tham chiếu LNG nếu nó tăng lên các mức cao hơn, trong khi vẫn duy trì 35 euro/MWh trên giá LNG.
Hệ thống này được thiết kế để đảm bảo khối có thể trả giá cao hơn giá thị trường nhằm thu hút khí đốt tại các thị trường eo hẹp nguồn cung.
Bình An
-
Tập đoàn Hoa Điện Trung Quốc muốn mở rộng đầu tư năng lượng tái tạo tại Việt Nam
-
Goldman Sachs: Tổng thống Trump muốn giá dầu ở ngưỡng 40-50 USD
-
Hàng loạt các thỏa thuận năng lượng giữa Mỹ và Ả Rập Xê-út
-
Vén màn mạng lưới bí ẩn đưa dầu Iran sang Trung Quốc, Mỹ bất ngờ ra tay
-
Bản tin Năng lượng Quốc tế 14/5: Lượng dầu thô của Ả Rập Xê-út chảy vào Trung Quốc cao kỷ lục