Nguy cơ chiến tranh giữa Hezbollah và Israel liên quan đến khí đốt

17:42 | 23/08/2022

1,365 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
(PetroTimes) - Vào hôm 22/8, Bộ trưởng Quốc phòng Israel Benny Gantz cảnh báo, Hezbollah tấn công vào mỏ khí đốt Karish ở phía đông Địa Trung Hải có thể dẫn đến một cuộc chiến mới giữa phong trào Hezbollah ở Liban và Nhà nước Do Thái.
Nguy cơ chiến tranh giữa Hezbollah và Israel liên quan đến khí đốt

Hai quốc gia láng giềng Liban và Israel đã xảy ra xung đột từ lâu. Hiện hai nước đang tiến hành đàm phán tại Washington để giải quyết tranh chấp biên giới và gỡ bỏ các trở ngại đối với việc thăm dò hydrocarbon.

Vào tháng 6/2022, căng thẳng nảy sinh khi tàu thăm dò hydrocarbon, được cho là của Israel, xuất hiện tại khu vực mỏ khí ngoài khơi Karish, dọc theo cảng Beirut. Khu vực này hiện đang bị tranh chấp.

Kể từ đó, tổ chức chính trị-vũ trang Hezbollah (thuộc Liban), đã liên tục cảnh báo, cấm Israel thực hiện bất kỳ hoạt động nào tại mỏ khí đốt. Vào đầu tháng 7/2022, quân đội Israel đã chặn đánh các máy bay không người lái phi vũ trang do Hezbollah gửi đi về hướng mỏ Karish.

Theo Benny Gantz: “Chính phủ Israel đã nói rõ rằng mỏ Karish nằm ở phía nam của khu vực tranh chấp. Đây là sự việc hiển nhiên. Và một khi sẵn sàng, mỏ khí này sẽ bắt đầu sản xuất khí tự nhiên”.

Nguy cơ chiến tranh giữa Hezbollah và Israel liên quan đến khí đốt

Bộ trưởng Quốc phòng Israel Gantz nói thêm: “Nhà nước Israel sẵn sàng bảo vệ tài sản của mình, và đồng thời, cũng sẵn sàng hòa giải để đạt được thỏa thuận với chính phủ Liban về mỏ khí khí tên Qana. Tôi tin rằng trong tương lai, mỗi nước sẽ có mỏ khí đốt của riêng mình. Và tôi hy vọng rằng chúng ta sẽ không phải trải qua một cuộc xung đột nào như trước nữa”.

Bộ trưởng khẳng định rằng, nếu Hezbollah tấn công vào “mỏ khí đốt của Israel”, có nguy cơ rất cao sẽ xảy ra tình trạng “mở rộng quy mô” quân sự hoặc thậm chí là “nổ ra chiến tranh”.

Ông nói thêm: “Đúng vậy, hành động này có thể gây ra phản ứng dây chuyền, dẫn đến nhiều ngày giao tranh và một chiến dịch quân sự. Israel đủ mạnh và đã chuẩn bị cho kịch bản này, nhưng chúng tôi không muốn xảy ra xung đột”.

Vào năm 2011, Liban đã tuyên bố chủ quyền với khu vực có diện tích 860 km2, qua một loạt đàm phán giữa Israel dưới sự trung gian của LHQ.

Nhưng sau đó, Liban đã tuyên bố bổ sung chủ quyền, nâng diện tích khu vực sở hữu lên 1.430 km2. Phần sở hữu bao gồm một phần của mỏ khí Karish. Theo Israel, mỏ khí này nằm trong vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Israel được LHQ công nhận.

Giá năng lượng tại châu Âu đạt mức kỷ lục mớiGiá năng lượng tại châu Âu đạt mức kỷ lục mới
Nga đóng cửa bảo trì đường ống, giá khí đốt ở châu Âu lại tăng vọtNga đóng cửa bảo trì đường ống, giá khí đốt ở châu Âu lại tăng vọt
Quốc gia EU đàm phán mua lại khí đốt của Nga sau khi bị khóa vanQuốc gia EU đàm phán mua lại khí đốt của Nga sau khi bị khóa van

Ngọc Duyên

AFP