Nguồn lực thiết thực đối với doanh nghiệp
Ông Trịnh Tiến Dũng - Chủ tịch HĐQT Công ty CP Xây dựng cơ khí thương mại Đại Dũng cho biết, trước đây mặc dù công ty đã xuất khẩu được các sản phẩm cho các nhà máy nhiệt điện sang các thị trường khó tính như Đài Loan, Nhật Bản…, nhưng lại không thể tham gia cung cấp vật tư, thiết bị, máy móc cho các nhà máy nhiệt điện trong nước. Từ khi Chính phủ có chủ trương ưu tiên sử dụng máy móc, thiết bị, vật tư trong nước, chỉ tổ chức đấu thầu quốc tế khi hàng hóa, vật tư, thiết bị, máy móc, phương tiện trong nước không sản xuất được hoặc sản xuất được nhưng không đáp ứng yêu cầu về chất lượng, số lượng, giá cả… thì Công ty Đại Dũng đã có thể tham gia cung cấp sản phẩm cho các nhà máy nhiệt điện trong nước như: Long Phú, Duyên Hải, Thái Bình. Đó là minh chứng cho tác động tích cực của chính sách hỗ trợ của Nhà nước đối với DN.
![]() |
Tăng cường sử dụng vật tư, hàng hóa trong nước trong các dự án đầu tư phát triển sử dụng vốn Nhà nước |
Khẳng định hiệu quả từ việc thực hiện cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” với DN trong nước, ông Nguyễn Xuân Hàn - Phó chủ tịch Hiệp hội DN TP HCM, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Dịch vụ Phú Nhuận (MASECO) nhận định: Cuộc vận động đã tạo ra những chuyển biến tích cực trong việc sử dụng vật tư, hàng hóa, dịch vụ của DN Việt Nam trong các dự án đầu tư sử dụng vốn Nhà nước, góp phần giảm nhập siêu, tăng sức cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả tích cực, vẫn còn một số vướng mắc, khó khăn, dẫn đến việc sử dụng vật tư, hàng hóa trong nước trong các dự án đầu tư công còn hạn chế, khiến nhiều DN Việt dù có đủ năng lực nhưng đã phải đứng ngoài nhìn hoặc chỉ đóng vai trò nhà thầu phụ của nhiều dự án ngay trên đất nước mình.
Từ thực tế đó, các DN mong muốn Nhà nước có những chính sách hỗ trợ hiệu quả hơn cho các DN trong nước, thúc đẩy thực hiện nghiêm túc Chỉ thị số 13/CT-TTg của Thủ tướng về việc tăng cường sử dụng vật tư, hàng hóa trong nước trong công tác đầu thầu các dự án đầu tư phát triển và hoạt động mua sắm thường xuyên sử dụng vốn Nhà nước.
Riêng với TP HCM, ông Nguyễn Xuân Hàn kiến nghị lãnh đạo TP HCM căn cứ vào Luật Đầu tư, Luật Đầu tư công, Nghị quyết 54 của Quốc hội về thí điểm cơ chế chính sách đặc thù phát triển TP HCM và gắn với cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” để nghiên cứu, điều chỉnh và quy định cách thức mời thầu các dự án đầu tư công, mua sắm công cũng như các dự án sử dụng vốn ODA, theo hướng ưu tiên cho DN thành phố, cũng như DN Việt Nam tham gia đấu thầu, quy định tỷ lệ sử dụng dịch vụ, sản phẩm Việt theo từng lĩnh vực của dự án, quy định tiêu chuẩn hàng hóa thay vì xuất xứ hàng hóa trong các dự án mời thầu; đồng thời tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền đến tất cả các sở, ngành, các DN trong nước là chủ đầu tư, thực hiện nghiêm túc cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” khi đàm phán các gói thầu lớn; tăng cường quảng bá sâu rộng tới nhiều đối tượng về năng lực sản xuất và chất lượng sản phẩm của DN trong nước.
Bên cạnh đó, các DN trong nước phải không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, đa dạng hóa mẫu mã, bảo đảm tiêu chuẩn kỹ thuật, giá cả cạnh tranh để đáp ứng yêu cầu của khách hàng, người sử dụng; tăng cường liên kết để nâng cao năng lực, điều kiện để tham gia đấu thầu các dự án lớn.
Theo GS.TSKH Nguyễn Quang Thái - Phó chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hội Khoa học kinh tế Việt Nam, các giải pháp của Chính phủ có thể hỗ trợ DN ở một mức độ nhất định nào đó nhưng cũng rất hạn chế và cũng phải tuân thủ các quy định quốc tế trong hội nhập. Về lâu dài, các DN Việt Nam phải nâng cao năng lực cạnh tranh, từ nghiên cứu thị trường, thiết kế mẫu mã, cung ứng sản phẩm đến làm tốt việc bảo trì sản phẩm… và tiến hành liên kết hợp lý để nâng cao khả năng thích ứng với môi trường kinh doanh cạnh tranh gay gắt. Bởi có một chân lý: Phần thắng luôn thuộc về DN có sức cạnh tranh mạnh.
Việc sử dụng vật tư, hàng hóa trong nước tại các dự án đầu tư công còn hạn chế, khiến nhiều DN Việt dù có đủ năng lực nhưng đã phải đứng ngoài cuộc hoặc chỉ đóng vai trò nhà thầu phụ của nhiều dự án ngay trên đất nước mình. |
Mai Phương
-
Phân tích diễn biến thị trường dầu mỏ thế giới tuần qua
-
Sửa đổi Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả: Thiết lập cơ chế hỗ trợ và giám sát rõ ràng
-
Quy định mới về cơ chế phát triển các dự án nhiệt điện khí
-
Tin tức kinh tế ngày 10/5: Ngân hàng tích cực “bơm” vốn
-
Những sự kiện nổi bật trên Thị trường Năng lượng Quốc tế tuần từ 5/5 - 10/5