Nguồn lực giảm nghèo hiệu quả
Phó chủ nhiệm Ủy ban Các vấn đề xã hội của Quốc hội Bùi Sỹ Lợi: Góp phần thực hiện mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững
Tín dụng chính sách là một cấu phần quan trọng trong chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững của Việt Nam. Trong những năm qua, hệ thống chính sách tín dụng ưu đãi không ngừng được hoàn thiện, tạo điều kiện cho người nghèo và các đối tượng chính sách tiếp cận nguồn vốn tín dụng ưu đãi của Nhà nước nhằm cải thiện và từng bước nâng cao điều kiện sống, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ, toàn diện ở các vùng nghèo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Đồng hành cùng với mục tiêu quan trọng của đất nước, Ngân hàng Nhà nước đã luôn quan tâm, tạo điều kiện, hỗ trợ để Ngân hàng Chính sách Xã hội (NHCSXH) thực hiện tốt các chương trình tín dụng ưu đãi nhằm giúp cho người nghèo và các đối tượng chính sách tiếp cận nguồn vốn tín dụng ưu đãi của Nhà nước. Tín dụng chính sách đã và đang là một cấu phần quan trọng trong Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững. Thông qua nguồn vốn tín dụng chính sách được thực hiện tại NHCSXH, người nghèo và các đối tượng chính sách có cơ hội cho con em đi học, đi xuất khẩu lao động, tăng thu nhập cho gia đình, nâng cao sức sản xuất hàng hóa, cải thiện cuộc sống.
Kết quả là rất nhiều người nghèo đã tự vươn lên thoát nghèo bền vững, đồng thời tạo ra nhiều mô hình làm ăn có hiệu quả, tạo công ăn việc làm cho những hộ nghèo khác. Tín dụng chính sách đã góp phần tích cực trong việc thực hiện mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững, bảo đảm an sinh xã hội và xây dựng nông thôn mới.
Phó viện trưởng phụ trách Viện Chiến lược ngân hàng Nguyễn Thị Hòa: Cơ chế tín dụng đặc thù cho người nghèo
Cung ứng tín dụng là một công cụ quan trọng để giải quyết tình trạng nghèo đói ở cả khu vực đô thị và nông thôn. Các hoạt động đào tạo và chuyển giao, bản thân nó không thể có tác động tạo ra năng suất, thu nhập và việc làm cao hơn cho người nghèo, nếu không có sự cải thiện đồng thời trong khả năng tiếp cận tín dụng. Với những thất bại của các tổ chức tài chính chính thức trong việc tiếp cận người nghèo và những hạn chế của các nguồn cung tín dụng phi chính thức mà người nghèo dựa vào phần lớn, các cơ chế tín dụng đặc biệt đã được xây dựng và triển khai trong suốt nhiều thập niên qua trên thế giới. Việc tìm ra, duy trì một mô hình thành công cho mục đích này vẫn là bài toán mà các quốc gia, trong đó có Việt Nam, phải liên tục theo đuổi, đánh giá và cải tiến trong các điều kiện và bối cảnh khác nhau.
Sau gần 15 năm hoạt động, nguồn vốn tín dụng chính sách đã giúp gần 4,5 triệu hộ vượt qua ngưỡng nghèo; hỗ trợ tạo việc làm cho hơn 3 triệu lao động; giúp hơn 3,4 triệu lượt học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn được vay vốn học tập; xây dựng gần 9 triệu công trình nước sạch và vệ sinh môi trường ở nông thôn... |
Việc tồn tại các cơ chế tín dụng đặc thù cho người nghèo là tất yếu. Tuy nhiên, quan trọng hơn là làm thế nào để tăng cường khả năng đáp ứng nhu cầu vốn cũng như bảo đảm được tính bền vững của một cơ chế tín dụng đặc biệt cho người nghèo? Điều này đòi hỏi NHCSXH cần tiếp tục đánh giá, nhìn nhận các thành công cũng như các vấn đề hiện tại, so sánh với các nguyên tắc và bài học đúc rút được từ thực tiễn quốc tế và điều kiện Việt Nam để có những bước đi phù hợp tiếp theo.
Để tiếp tục phát huy những kết quả đã đạt được và cải thiện những vấn đề đặt ra nói trên, NHCSXH cân nhắc tiếp tục vận dụng một số bài học kinh nghiệm về cung ứng tín dụng cho người nghèo ở khu vực nông nghiệp - nông thôn để định hướng mô hình hoạt động và xây dựng các giải pháp kèm theo phù hợp với bối cảnh thị trường và yêu cầu mới của nền kinh tế. Đó là tăng cường mối liên kết hữu cơ giữa tiết kiệm và tín dụng với các mức lãi suất đặt ra phù hợp với các mức lãi suất phổ biến của thị trường, nhằm xây dựng và duy trì các chương trình tín dụng bền vững lâu dài. Đối với các dự án tín dụng đơn giản, NHCSXH nên nghiên cứu sử dụng các công cụ sáng tạo khác biệt để tối thiểu hóa chi phí giao dịch và mất vốn, nhằm duy trì được khả năng tự chủ về tài chính.
Chánh văn phòng Quốc gia về giảm nghèo (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội) Ngô Trường Thi: Công cụ chính sách hiệu quả nhất
Cùng với việc không ngừng nâng cao khả năng tiếp cận của người nghèo đối với các dịch vụ xã hội cơ bản, nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống, hỗ trợ sinh kế, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người nghèo là một trong các giải pháp quan trọng để thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững, trong đó tín dụng ưu đãi hộ nghèo, hộ cận nghèo là một công cụ chính sách hiệu quả nhất để thực hiện mục tiêu giảm nghèo đề ra. Cùng với việc mở rộng đối tượng được thụ hưởng chính sách tín dụng ưu đãi đối với hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, thì việc tăng trưởng tín dụng ngày càng lớn, quy mô, bài bản theo hướng xã hội hóa ngày càng cao.
Trong giai đoạn tới, theo nghị quyết của Quốc hội, chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về tiếp cận giảm nghèo đa chiều, hoàn thiện hệ thống chính sách giảm nghèo hiệu quả hơn theo hướng giảm dần các chính sách hỗ trợ cho không, tăng cường chính sách hỗ trợ có điều kiện, có hoàn trả, mở rộng chính sách cho vay đối với hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, vai trò tín dụng ưu đãi của NHCSXH ngày càng quan trọng, đòi hỏi hoạt động của cả hệ thống và chất lượng tín dụng phải được nâng lên, đáp ứng nhu cầu của thực tiễn, phù hợp với tiến trình giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đề nghị:
Người dân đến giao dịch với NHCSXH chi nhánh xã Ea Nam (huyện Ea H’leo, Đắk Lắk) |
Phó chủ nhiệm Ủy ban Các vấn đề xã hội của Quốc hội Bùi Sỹ Lợi: “Ngành ngân hàng đã tập trung huy động được các nguồn lực tài chính để tạo lập nguồn vốn và tổ chức thực hiện hiệu quả các chương trình tín dụng chính sách. Thành tựu này như một điểm sáng và là một trong những trụ cột trong hệ thống chính sách giảm nghèo ở Việt Nam”. |
Tín dụng chính sách cần gắn kết chặt chẽ hơn nữa với hoạt động hỗ trợ sản xuất, tạo sinh kế, thu nhập cho người nghèo trên cơ sở phát huy vai trò của cộng đồng, lấy người nghèo làm chủ thể, lồng ghép với nguồn lực hỗ trợ từ ngân sách Nhà nước, từ các chương trình dự án khác, vốn đối ứng của hộ nghèo để tạo ra gói hỗ trợ đủ độ, giúp hộ nghèo thoát nghèo bền vững.
Hai là, điều chỉnh cơ cấu nguồn vốn cho vay hợp lý, tăng dần nguồn vốn cho vay giải quyết việc làm, nhất là đối với các doanh nghiệp dân doanh, doanh nghiệp nhỏ và vừa, góp phần hình thành và phát triển các hợp tác xã kiểu mới, giúp người nghèo tiếp cận và tham gia được vào chuỗi giá trị thị trường.
Ba là, thông qua hoạt động cho vay của mình, đề nghị NHCSXH từng bước hỗ trợ người nghèo tiếp cận tốt hơn các dịch vụ xã hội cơ bản, nhất là về giáo dục, nhà ở, nước sinh hoạt và vệ sinh, góp phần nâng cao thu nhập, có điều kiện tiếp cận tốt hơn về chăm sóc sức khỏe, thông tin để nâng cao chất lượng, điều kiện sống, thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững.
Bốn là, tiếp tục ưu tiên các nguồn lực để thực hiện các chính sách giảm nghèo, trong đó tập trung ưu tiên bố trí ngân sách, vốn trái phiếu Chính phủ, vốn ODA cho tín dụng chính sách để bảo đảm nguồn vốn hỗ trợ sản xuất, tạo sinh kế, thu nhập cho hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác.
Để phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác, năm 1995, Chính phủ đã thành lập Ngân hàng Phục vụ người nghèo và năm 2002 chuyển thành NHCSXH, thực hiện nhiệm vụ chuyên biệt là cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách, tách hoạt động tín dụng chính sách ra khỏi tín dụng thương mại của các ngân hàng thương mại nhằm tập trung nguồn lực, tạo bước đột phá trong công tác giảm nghèo. Sau một thời gian chuẩn bị tích cực, ngày 11-3-2003, NHCSXH đã chính thức đi vào hoạt động. |
Để tiếp tục phát huy những kết quả đã đạt được và cải thiện những vấn đề đặt ra nói trên, NHCSXH cân nhắc tiếp tục vận dụng một số bài học kinh nghiệm về cung ứng tín dụng cho người nghèo ở khu vực nông nghiệp - nông thôn để định hướng mô hình hoạt động và xây dựng các giải pháp kèm theo phù hợp với bối cảnh thị trường và yêu cầu mới của nền kinh tế. Đó là tăng cường mối liên kết hữu cơ giữa tiết kiệm và tín dụng với các mức lãi suất đặt ra phù hợp với các mức lãi suất phổ biến của thị trường, nhằm xây dựng và duy trì các chương trình tín dụng bền vững, lâu dài. |
Tín dụng chính sách góp phần ngăn chặn cho vay nặng lãi Theo NHCSXH, trong 15 năm qua, vốn tín dụng chính sách đã giúp cho người nghèo và các đối tượng chính sách khác tiếp cận với nguồn vốn tín dụng ưu đãi của Nhà nước, góp phần ngăn chặn tình trạng cho vay nặng lãi ở nông thôn; làm quen với việc vay, trả nợ ngân hàng, thay đổi cơ bản nhận thức, sử dụng vốn có hiệu quả, góp phần cải thiện, nâng cao chất lượng cuộc sống. NHCSXH cùng các tổ chức chính trị - xã hội và chính quyền các cấp đã thường xuyên quan tâm thu hồi nợ đến hạn, nợ quá hạn để bổ sung nguồn vốn thực hiện các chương trình tín dụng chính sách; chú trọng củng cố và nâng cao chất lượng tín dụng thông qua việc chỉ đạo thực hiện đồng bộ, quyết liệt hệ thống các giải pháp như: Nghiên cứu, ban hành, sửa đổi, bổ sung, bảo đảm đồng bộ các cơ chế, quy trình nghiệp vụ, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, phối hợp chặt chẽ với các tổ chức chính trị - xã hội; củng cố, kiện toàn, nâng cao chất lượng hoạt động các tổ tiết kiệm và vay vốn tại cơ sở; chủ động phân tích, đánh giá chất lượng tín dụng các đơn vị trong toàn hệ thống; tăng cường công tác tuyên truyền nâng cao ý thức của người dân và thực hiện nguyên tắc có vay có trả; phối hợp với chính quyền thôn, xã, tổ chức chính trị - xã hội nhận ủy thác, tích cực rà soát, kiểm tra, đôn đốc, thu hồi các khoản nợ. Để tạo điều kiện cho các đối tượng vay vốn gặp rủi ro do thiên tai, dịch bệnh, khắc phục khó khăn, tiếp tục có vốn để sản xuất, NHCSXH đã thường xuyên phối hợp với chính quyền địa phương, tổ chức chính trị - xã hội nhận ủy thác thực hiện tốt công tác xử lý nợ bị rủi ro bởi nguyên nhân khách quan, đảm bảo việc xử lý nợ bị rủi ro chính xác, kịp thời, đồng thời bổ sung nguồn vốn, tạo điều kiện để người vay tiếp tục đầu tư khôi phục sản xuất. Chất lượng tín dụng chính sách xã hội đã không ngừng được củng cố và nâng cao, tỷ lệ nợ quá hạn và nợ khoanh của toàn hệ thống NHCSXH đã giảm từ 13,75% tại thời điểm nhận bàn giao xuống còn 0,81% tại thời điểm 30-9-2017 (trong đó, nợ quá hạn 0,42%, nợ khoanh 0,39%). |
Hà Lê
-
Màu xanh phủ trên đất cằn và giấc mơ tỷ phú với người nông dân
-
Ứng dụng công nghệ kết nối vào hoạt động nhân đạo
-
Vinamilk – Doanh nghiệp hướng đến sự phát triển bền vững
-
Ngành Ngân hàng góp phần tích cực vào công cuộc xóa đói giảm nghèo bền vững
-
Thu nhập bình quân hộ gia đình nông thôn đạt gần 130 triệu đồng/năm
-
Đề xuất cá nhân nợ thuế 10 triệu, doanh nghiệp nợ 100 triệu trở lên bị tạm hoãn xuất cảnh
-
VPBank và Thế Giới Di Động hợp tác triển khai mô hình đại lý thanh toán
-
Có thể đạt được mục tiêu tăng trưởng tín dụng 15%
-
Những sự kiện nổi bật trên Thị trường Năng lượng Quốc tế tuần từ 2/12 - 7/12
-
Giá dầu hôm nay (6/12): Dầu thô quay đầu giảm trong phiên