Người tiêu dùng Hoa Kỳ thiệt hại hơn 100 tỷ USD do xuất khẩu khí đốt

14:00 | 08/02/2024

3,436 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
(PetroTimes) - Xuất khẩu tăng vọt đã làm thay đổi nguồn cung LNG của Hoa Kỳ khi mà lượng tồn kho dự trữ khí đốt trong nước giảm xuống mức thấp nhất trong nhiều năm qua và giá khí đốt giao dịch bán buôn tăng vọt lên mức cao nhất trong hơn một thập kỷ qua.

Bắt đầu từ cuối năm 2021 trước khi nổ ra cuộc xung đột ở Ukraine, CHLB Nga đã bắt đầu thao túng thị trường năng lượng của châu Âu bằng cách cắt giảm các chuyến giao khí đốt và làm trống rỗng các cơ sở lưu trữ khí đốt tại khu vực Châu Âu. Để lấp đầy khoảng trống nguồn cung, Châu Âu buộc phải tăng cường mua khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG), điều này dẫn đến một cuộc chiến đấu thầu mua bán LNG toàn cầu đã diễn ra ngay sau đó. Các quốc gia Châu Âu giàu có phải cạnh tranh mạnh mẽ với người mua đến từ Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan-Trung quốc, Trung Quốc và nhiều quốc gia đang phát triển nhằm chiếm giữ nguồn cung LNG hiện đang hạn chế, điều này góp phần đẩy giá mua LNG tăng vọt lên mức cao không thể tưởng tượng được so với trước đây.

Ngay lập tức, giá giao dịch LNG nhanh chóng gây ảnh hưởng xấu đến khu vực bờ biển Hoa Kỳ. Các nhà xuất khẩu LNG của Hoa Kỳ đã tranh mua gom tất cả lượng khí đốt mà họ có thể giải quyết với kỳ vọng sẽ thu khoản lợi nhuận kếch xù bằng cách bán khí đốt của Hoa Kỳ cho các thị trường toàn cầu đang trở nên quá nóng. Điều ngược lại là xuất khẩu tăng vọt đã làm thay đổi nguồn cung LNG của Hoa Kỳ khi mà lượng tồn kho dự trữ khí đốt trong nước giảm xuống mức thấp nhất trong nhiều năm qua và giá khí đốt giao dịch bán buôn tăng vọt lên mức cao nhất trong hơn một thập kỷ qua.

Tuy vậy, thực tế thì những đợt tăng giá khí đốt trên phần lớn lại đã tác động trực tiếp đến người tiêu dùng Hoa Kỳ. Theo Cơ quan thông tin năng lượng (EIA), tổng chi tiêu của người tiêu dùng Hoa Kỳ dành cho mua khí đốt tự nhiên đã tăng lên tới mức 269 tỷ USD (2022) so với mức 150 tỷ USD (2019) là năm được coi có mức giá khí đốt “bình thường” cuối cùng trước khi xảy ra đại dịch COVID-19 cũng như việc CHLB Nga làm chao đảo thị trường khí đốt của Hoa Kỳ.

Người tiêu dùng Hoa Kỳ thiệt hại hơn 100 tỷ USD do xuất khẩu khí đốt
Chi tiêu của Hoa Kỳ về khí đốt tự nhiên

Tuy nhiên, người ta còn không thể biết một cách đích xác người tiêu dùng Hoa Kỳ sẽ phải chi tiêu bao nhiêu nếu CHLB Nga không làm đảo lộn thị trường khí đốt toàn cầu. Do vậy, một điều hoàn toàn không còn nghi ngờ gì nữa khi nhận thấy việc xuất khẩu LNG tăng mạnh đã góp phần đẩy giá khí đốt ở ngay Hoa Kỳ cũng tăng vọt.

Theo thống kê, từ năm 2020 đến năm 2022, tổng sản lượng khí đốt sản xuất ở Hoa Kỳ tăng 7 tỷ feet khối mỗi ngày (Bcf/d), trong khi đó, mức tiêu thụ trong nước chỉ tăng có 4,6 Bcf/ngày. Như vậy, việc sản xuất khí đốt trong nước tăng nhanh hơn mức tiêu thụ thì người tiêu dùng Hoa Kỳ có thể kỳ vọng vào việc giá khí đốt sẽ không thay đổi. Tuy nhiên, việc gia tăng xuất khẩu khí đốt đã làm thay đổi cán cân trên khi mà xuất khẩu LNG đã tăng tới 4 Bcf/ngày so với cùng kỳ và xuất khẩu qua đường ống dẫn cũng đã tăng 0,4 Bcf/ngày. Nhìn chung, sự kết hợp tăng trưởng trong cả tiêu dùng nội địa và xuất khẩu đã dẫn đến nhu cầu khí đốt của Hoa Kỳ tăng nhanh hơn mức sản xuất khoảng 2 Bcf/ngày.

Thị trường khí đốt với nhu cầu vượt quá nguồn cung đã làm cho giá cả tăng cao. Trường hợp nếu mức xuất khẩu tăng chậm hơn thì thị trường khí đốt của Hoa Kỳ sẽ ở mức cân bằng hơn và giá cả sẽ thấp hơn hoặc có thể thấp hơn nữa so với mức giá trung bình dài hạn của họ.

Trong những năm trước khi mà CHLB Nga làm thay đổi thị trường khí đốt của Hoa Kỳ thì giá bán buôn khí đốt trung bình hàng tháng chỉ ở mức hơn 3 USD trên một triệu đơn vị nhiệt Anh (MMBtu). Tuy nhiên, từ tháng 9/2021 đến tháng 12/2022 là những năm thị trường khí đốt hỗn loạn do CHLB Nga gây ra, giá gao dịch khí đốt đã tăng gần gấp đôi so với mức giá trung bình dài hạn.

Người tiêu dùng Hoa Kỳ thiệt hại hơn 100 tỷ USD do xuất khẩu khí đốt
Giá khí đốt trung bình hàng tháng của Trung tâm Henry Hub

Trên thực tế, do giá bán buôn khí đốt cao hơn nên đã thúc đẩy lạm phát tăng theo, gây tác động đối với tất cả người tiêu dùng Hoa Kỳ, bao gồm cả các hộ gia đình dùng khí đốt để sưởi ấm nhà cửa, doanh nghiệp và các ngành công nghiệp trong mùa sưởi ấm của họ, điều đó làm cho việc thắp sáng đèn điện thôi thì cũng đã trở nên đắt đỏ hơn. Các tiện ích điện phụ thuộc vào khí đốt đã chứng kiến ​​chi phí vận hành của họ tăng phi mã và nhiều công ty tiện ích đã đẩy chuyển chi phí gia tăng đó sang cho khách hàng của chính mình chịu. Một số người tiêu dùng nhận thấy giá tăng trực tiếp ghi trong hóa đơn tiện ích của họ song phần lớn lại được ẩn giấu trong mức tăng giá chung của hàng hóa và dịch vụ.

Trường hợp nếu giá khí đốt trong nước vẫn ở mức trung bình dài hạn thì người tiêu dùng Hoa Kỳ sẽ chỉ chi tiêu ít hơn khoảng 111 tỷ USD cho việc mua khí đốt tự nhiên bán buôn từ tháng 9/2021 đến tháng 12/2022. Hay nói cách khác, việc CHLB Nga tăng giá đột biến đã khiến cho các hộ gia đình tiêu dùng và người mua khí đốt của khu vực bờ biển Hoa Kỳ bị thiệt hại 111 tỷ USD, song điều này đã giúp mang lại một khoản lợi nhuận bất ngờ trị giá 111 tỷ USD cho ngành khí đốt.

Do vậy, sự chuyển giao của cải từ người tiêu dùng khí đốt sang nhà sản xuất khí đốt sẽ khác nhau tùy theo từng ngành. Nhìn chung, chủ nhà và người thuê nhà đã phải trả cho các công ty khí đốt thêm 14 tỷ USD trong thời gian thị trường bị phá hủy. Các tòa nhà văn phòng và những người sử dụng thương mại khác đã phải chi thêm 11 tỷ USD, trong khi những người sử dụng khí đốt công nghiệp của Hoa Kỳ đã chuyển trả khoảng 33 tỷ USD cho các công ty dầu khí cũng như các công ty điện lực cũng đã phải trả thêm khoảng 50 tỷ USD cho việc mua nhiên liệu của họ.

Người tiêu dùng Hoa Kỳ thiệt hại hơn 100 tỷ USD do xuất khẩu khí đốt
Chi tiêu của Hoa Kỳ cho khí đốt tự nhiên, theo ngành, từ tháng 9/2021 đến tháng 1/2022

Đây cũng đã đến lúc những tác động tiêu dùng của việc xuất khẩu LNG phải nhận được sự quan tâm xứng đáng của cả xã hội và thị trường. Tóm lại là những gì đã xảy ra trước đây thì đều có thể xảy ra thêm lần nữa. Khi xuất hiện tình huống “thuận lợi” như đợt rét đậm ở Châu Á, vụ nổ đường ống ở Châu Âu, tình trạng bất ổn ở khu vực Trung Đông thì người mua ở nước ngoài sẽ một lần nữa phải tăng cường nhu cầu mua dự trữ LNG và cạnh tranh trực tiếp với người tiêu dùng Hoa Kỳ để có được nguồn cung khí đốt hạn chế của chính Hoa Kỳ. Nếu chúng ta càng có nhiều năng lực xuất khẩu thì càng có nhiều khả năng sự gián đoạn nguồn cung khí đốt xảy ra ở bất kỳ đâu trên thế giới, điều này sẽ khiến giá cả khí đốt trong nước tăng vọt. Đó là một sự thay đổi so với câu ngạn ngữ cũ là “khi thế giới hắt hơi thì Hoa Kỳ sẽ bị cảm lạnh”.

Hoa Kỳ: Triển vọng ngành năng lượng tái tạo năm 2024

Hoa Kỳ: Triển vọng ngành năng lượng tái tạo năm 2024

Hiện nay, ở Hoa Kỳ, năng lượng tái tạo đang tăng trưởng cất cánh với tốc độ bay đa dạng cán mốc thu hút mức đầu tư lịch sử, gia tăng khả năng cạnh tranh và nhu cầu thúc đẩy sự phát triển của ngành công nghiệp, đồng thời làm sâu sắc hơn những thách thức về mạng lưới điện, chuỗi cung ứng và lực lượng lao động toàn cầu.

Tuấn Hùng