Người dân đã chi hơn 5.180 tỉ đồng mua sắm

17:00 | 05/12/2022

99 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
(PetroTimes) - Thông tin từ Bộ Công Thương cho biết, tính trong 11 tháng qua, lượng tiền người dân bỏ ra chi tiêu mua sắm, chi trả các dịch vụ đã tăng hơn 20% so với năm ngoái. Nhưng so sánh với các năm chưa bị ảnh hưởng của dịch Covid-19 thì chỉ số tiêu dùng 11 tháng qua vẫn còn thấp.

Những ngày qua, thị trường hàng hóa tháng 11 khá sôi động để chuẩn bị phục vụ nhu cầu mua sắm của người dân vào dịp cuối năm và Tết Nguyên đán Quý Mão 2023. Tại nhiều địa phương, ngành Công Thương đang phối hợp, hỗ trợ các doanh nghiệp đẩy mạnh các hoạt động kết nối cung cầu, tìm kiếm nguồn hàng mới, đặc sản tiềm năng để phục vụ nhu cầu người dân.

Người dân đã chi hơn 5.180 tỉ đồng mua sắm
Các doanh nghiệp đầu mối đang tích cực tăng hàng dự trữ phục vụ Tết.

Thông tin từ Bộ Công Thương cho biết, nhiều hệ thống phân phối lớn đã hoàn tất kế hoạch tăng lượng hàng dự trữ, tập trung vào thực phẩm công nghệ, thực phẩm chế biến, gạo, nước mắm… và sản phẩm được người tiêu dùng mua sắm nhiều dịp cuối năm và Tết Nguyên đán, đồng thời triển khai các chương trình khuyến mãi, giảm giá để đẩy mạnh tiêu thụ. Nguồn cung các mặt hàng thiết yếu cơ bản dồi dào, giá các mặt hàng không có biến động lớn.

Trong 11 tháng năm 2022, các hoạt động sản xuất, sinh hoạt của người dân dần hồi phục, nhu cầu hàng hóa bắt đầu tăng. Mặc dù thị trường hàng hóa trong nước chịu tác động của thị trường thế giới, giá một số hàng hóa (nhất là các mặt hàng nhóm năng lượng…) có xu hướng tăng theo giá hàng hóa thế giới, tuy nhiên thị trường trong nước nhìn chung đã có sự phục hồi đáng kể sau hai năm chịu ảnh hưởng của đại dịch Covid-19.

Nguồn cung hàng hóa cơ bản đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng, giá hàng hóa không có biến động lớn, thị trường tương đối bình ổn. Lưu thông hàng hóa trên thị trường thuận lợi. Riêng mặt hàng xăng dầu, để bình ổn thị trường, hạn chế tác động khi giá xăng dầu biến động tăng giảm với biên độ lớn, Bộ Công Thương đã có nhiều nỗ lực trong công tác bảo đảm nguồn cung cũng như phối hợp với Bộ Tài chính sử dụng hiệu quả công cụ Quỹ bình ổn giá để hạn chế mức tăng giá xăng dầu trong nước so với mức tăng của giá thế giới.

Người dân đã chi hơn 5.180 tỉ đồng mua sắm
Người dân Việt Nam đã chi hơn 5.180 tỉ đồng mua sắm.

Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 11 ước đạt 514,2 nghìn tỷ đồng, tăng 2,6% so với tháng trước và tăng 17,5% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 11 tháng năm 2022, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng ước đạt 5.180,5 nghìn tỷ đồng, tăng 20,5% so với cùng kỳ năm trước (cùng kỳ năm 2021 giảm 5%) và tăng 14,9% so với cùng kỳ năm 2019 (năm trước khi xảy ra dịch Covid-19).

Mặc dù vậy, quy mô tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng 11 tháng năm 2022 chỉ đạt 82,5% quy mô của chỉ tiêu này nếu ước tính trong điều kiện bình thường không xảy ra dịch Covid-19 từ năm 2020 đến nay.

Có thể thấy rằng, việc nới lỏng chi tiêu của người dân trong 11 tháng qua đã khiến thị trường trong nước đang dần trở lại sôi động hơn. Đây cũng là điểm sáng cho thấy sự hồi phục kinh tế Việt Nam đang diễn ra mạnh mẽ, đời sống của đại bộ phận người dân đã dần ổn định trở lại so với trước khi đại dịch Covid-19 bùng phát.

Thành Công

Dạo quanh thị trường và những điều trông thấy Dạo quanh thị trường và những điều trông thấy
Việt Nam chiếm 15% thị trường mua sắm trực tuyến Đông Nam Á Việt Nam chiếm 15% thị trường mua sắm trực tuyến Đông Nam Á
Tuần mua sắm trực tuyến 2022 có gì mới? Tuần mua sắm trực tuyến 2022 có gì mới?
Khởi động Tuần lễ thương mại điện tử quốc gia và Ngày mua sắm trực tuyến Online Friday 2022 Khởi động Tuần lễ thương mại điện tử quốc gia và Ngày mua sắm trực tuyến Online Friday 2022