Nghĩ về phát biểu của Tổng Bí thư và "cam kết" của Người đứng đầu Chính phủ
![]() |
Hôm qua (11.8), Chính phủ nhiệm kỳ XV đã có phiên họp đầu tiên. Đây là phiên họp đặc biệt, mở đầu cho một nhiệm kỳ mới với sự tham dự có lẽ là hiếm hoi của cả Tổng Bí thư, Chủ tịch nước và Chủ tịch Quốc hội cùng nhiều vị lãnh đạo cao cấp khác.
Tại đây, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã có bài phát biểu ấn tượng vừa mang tính gợi mở, vừa mang tính định hướng và đồng thời thể hiện quyết tâm của người đứng đầu tổ chức Đảng.
Thật ra, những điều Tổng Bí thư phát biểu không mới với ông bởi có lẽ từ những ngày đầu tiên bước chân vào con đường chính trị, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã kiên định với hành trình đã chọn. Đó là mang lại sự phồn vinh cho đất nước và hạnh phúc cho nhân dân.
Với ông, tất cả những rào cản trên con đường phát triển của dân tộc đều bị loại bỏ hoặc "dẹp sang một bên". Đây cũng là cụm từ ông đã hơn một lần nhắc đến.
Cách đây hơn 3 năm (10.4.2018), tại cuộc họp của Ban Bí thư về Báo cáo tổng hợp kết quả 5 đoàn của Ban Bí thư kiểm tra việc lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 Khóa XII về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng, gắn với Chỉ thị 05 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, Tổng Bí thư nói:
"Kết quả năm 2017 chứng tỏ điều đó, (công cuộc phòng chống tham nhũng - NV) không làm cho phong trào đi xuống mà còn đi lên. Kinh tế-xã hội quý 1 lần đầu sau 10 năm đạt 7,38%. Có ý kiến cho rằng "phải làm cẩn thận không nhụt chí không ai muốn làm", rõ ràng tư tưởng đó sai. Tôi đã nói, nếu ai cảm thấy cản trở, nhụt chí thì dẹp sang một bên cho người khác làm…".
3 năm sau, tại phiên họp đầu tiên của Chính phủ nhiệm kỳ XV, Tổng Bí thư tiếp tục khẳng định: "Đồng thời chấn chỉnh, đấu tranh loại bỏ tư tưởng bàn lùi, vin cớ rằng việc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực sẽ cản trở sự phát triển, làm nhụt chí dẫn đến làm "cầm chừng", "phòng thủ", "che chắn", giữ "an toàn" trong một bộ phận cán bộ, công chức nào đó, nhất là cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp. Tôi đã nhiều lần nói rồi; nay xin nhắc lại: Những ai có tư tưởng này thì hãy dẹp sang một bên cho người khác làm!".
Nhìn lại những năm qua, Việt Nam chúng ta đã có những thành tựu đáng ghi nhận, đặc biệt là phát triển kinh tế. Đây là đường lối đúng của Đảng, sự vận hành hợp lý của Chính phủ và sự ủng hộ của cộng đồng doanh nghiệp đồng thời là nỗ lực của toàn dân.
Song, sẽ là thiếu sót nếu không nhắc đến sự nghiệp "đốt lò". Chính công cuộc phòng chống tham nhũng hiệu quả là động lực niềm tin cho các nhà đầu tư, là xóa bỏ những rào cản phát triển và là sự minh bạch, lấp dần đi những vùng tối, xám.
Ngay lúc này đây, khi đại dịch covid vẫn đang bùng phát thì "lò" chống tham nhũng vẫn không ngừng cháy. Việc xử lý những vụ việc tiêu cực trong lĩnh vực này không chỉ tránh thất thoát tài sản mà còn mang lại niềm tin cho nhân dân, đặc biệt là niềm tin của những người đang trên tuyến đầu chống dịch.
Trở lại với phiên họp của Chính phủ, ngay những ngày đầu tiên của nhiệm kỳ XV, Chính phủ của Thủ tướng Phạm Minh Chính đã phải đối mặt với một "chướng ngại" vô cùng khó khăn, đó là sự bùng phát trở lại của đại dịch covid.
Có thể nói từ nhiều tháng nay, lãnh đạo Chính phủ cũng như các "tư lệnh ngành" khó có một đêm ngon giấc để chống lại sự tàn phá của dịch bệnh với sức khỏe của nhân dân, để phát triển kinh tế và các mục tiêu an sinh xã hội…
Song, đã thấp thoáng một tia hi vọng, đó là mấy ngày qua, với các biện pháp giãn cách nghiêm khắc cùng với chiến lược vắc xin, dịch có xu hướng chững lại, hàng chục ngàn F0 cũng đã khỏi bệnh.
Hi vọng rằng "lửa thử vàng, gian nan thử sức", "sau cơn bĩ cực, tới tuần thái lai", Chính phủ nhiệm kỳ này sẽ thực hiện thành công "cam kết" của Thủ tướng Phạm Minh Chính:
"Hôm nay, dưới sự có mặt của Tổng Bí thư và đầy đủ các lãnh đạo Đảng, Nhà nước, tại Trụ sở Chính phủ, bên cạnh Quảng trường Ba Đình lịch sử, Chính phủ khóa XV họp phiên toàn thể đầu tiên, cũng là phiên họp lịch sử, với quyết tâm xây dựng Chính phủ đổi mới, liêm chính, hành động, hiệu quả, vì nhân dân phục vụ".
Theo Dân trí
-
Việt Nam hoan nghênh các Quỹ đầu tư, Tập đoàn của Ả Rập Xê-út đến đầu tư
-
Tăng cường kiểm tra, thanh tra việc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng
-
Xây dựng và hoàn thiện thể chế phải xuất phát từ đòi hỏi của thực tiễn, lấy thực tiễn làm thước đo
-
Kiện toàn Tổ công tác đặc biệt của Thủ tướng tháo gỡ vướng mắc dự án đầu tư
-
Thủ tướng Phạm Minh Chính đối thoại với thanh niên năm 2023
-
Thủ tướng hoan nghênh doanh nghiệp Mỹ đẩy mạnh phát triển các dự án năng lượng
- Quy hoạch hệ thống xăng dầu, khí đốt phải bảo đảm sự chủ động, ổn định về nguồn cung năng lượng cho nền kinh tế
- Khánh Hòa đặt mục tiêu trở thành thành phố trực thuộc Trung ương vào năm 2030
- Nâng cao hiệu quả bảo vệ người tiêu dùng trong hoạt động thương mại điện tử
- Vì sao Liên Hợp Quốc từ chối điều tra vụ nổ đường ống Nord Stream?
- Sửa đổi tên và thời hạn Quy hoạch chung đô thị Bắc Ninh
- Kéo dài thời gian thực hiện Dự án “Hoàn thiện, hiện đại hóa hồ sơ, bản đồ địa giới hành chính và xây dựng cơ sở dữ liệu về địa giới hành chính”
- Phát động cuộc thi chính luận bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trong tình hình mới
- EU lên kế hoạch ngăn chặn nhập khẩu LNG từ Nga
- Bộ Tài chính yêu cầu sắp xếp lại, xử lý nhà, đất trước tháng 6/2023
- Hủy vốn vay Ngân hàng Thế giới không có khả năng sử dụng
- Đến năm 2045, ngành Đo đạc và Bản đồ Việt Nam phải trở thành ngành điều tra cơ bản hiện đại
- Khủng hoảng ngân hàng đã kích hoạt dòng vốn tháo chạy từ dầu mỏ sang vàng
-
Quy hoạch hệ thống xăng dầu, khí đốt phải bảo đảm sự chủ động, ổn định về nguồn cung năng lượng cho nền kinh tế
-
Khánh Hòa đặt mục tiêu trở thành thành phố trực thuộc Trung ương vào năm 2030
-
Nâng cao hiệu quả bảo vệ người tiêu dùng trong hoạt động thương mại điện tử
-
Việt Nam hoan nghênh các Quỹ đầu tư, Tập đoàn của Ả Rập Xê-út đến đầu tư
-
Vì sao Liên Hợp Quốc từ chối điều tra vụ nổ đường ống Nord Stream?