Ngành dệt may trước “cơn bão” COVID-19

14:45 | 22/08/2021

1,200 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
(PetroTimes) - Các doanh nghiệp trong ngành dệt may hiện đang đứng trước nhiều khó khăn do dịch COVID-19. Ngoài việc thiết hụt lao động, tỷ lệ tiêm vắc xin thấp thì vấn đề tài chính, chi phí lãi vay… cũng đang là gánh nặng.

Áp lực trên nhiều phương diện

Trong 2 năm qua, đại dịch COVID -19 đã làm thay đổi, đảo lộn cả ngành công nghiệp dệt may. Năm 2020, ảnh hưởng dịch COVID-19, sức mua giảm, các đối tác nước ngoài yêu cầu giảm giá 20-30%. Bởi vậy, nhiều DN muốn duy trì công ăn việc làm cho người lao động (NLĐ), và cũng vì đã đầu tư thiết bị công nghệ nên vẫn chấp nhận tổ chức sản xuất, đơn hàng với giá thấp.

Ngành dệt may trước “cơn bão” COVID-19
Ngành dệt may chịu nhiều áp lực bởi tác động nặng nề của đại dịch COVID-19

Bước sang đầu 2021 ngành may mặc đã hồi phục, sức mua toàn cầu tăng, đơn hàng nhiều với giá tốt hơn. Nhận định chung của các DN dệt may, trong 6 tháng đầu năm 2021 nhu cầu nhập khẩu dệt may tại các thị trường lớn trên thế giới phục hồi tốt, do việc tiêm vắc xin rộng rãi tại Mỹ và EU cùng các gói kích thích kinh tế của Chính phủ các nước này đã phát huy hiệu quả, nhu cầu tiêu dùng kìm nén suốt năm 2020 quay trở lại tương đối nhanh và mạnh tại các thị trường này. Ngoài yếu tố cầu phục hồi, còn một số yếu tố khác tác động tạo xu hướng dịch chuyển đơn hàng về Việt Nam, như việc Việt Nam đã kiểm soát tốt dịch bệnh đến hết tháng 4/2021, trong khi đó tại các quốc gia XK dệt may lớn dịch bệnh đang vẫn hoành hành. Đó chính là lý do các DN trong ngành dệt may đã ký được nhiều đơn hàng.

Tuy nhiên, thuận lợi về đơn hàng nhưng lại là áp lực vô cùng lớn đè nặng lên vai ngành dệt may. Các DN đặt hàng đã đưa ra những tiêu chuẩn đánh giá rất khắt khe, nếu không đáp ứng được thì họ rút đơn hàng. Bên cạnh đó, do tác động của đại dịch các nhãn hàng thanh toán bằng phương thức trả chậm 1-3 tháng, thậm chí có những khách hàng yêu cầu thanh toán trả chậm 6 tháng. Điều này nằm ngoài dự tính của DN sản xuất trong nước bởi khả năng rủi ro lớn, nhưng nếu DN không chấp nhận thì họ không đặt hàng nữa. Đây là một nghịch lý đặt ngành dệt may vào thế “tiến thoái lưỡng nan”.

Một đại diện Tập đoàn Dệt may Việt Nam cho biết: "Các DN thuộc Tập đoàn đã có đủ đơn hàng đến hết tháng 9 và một phần đến tháng 12. Nhưng đáng lo ngại là trong 6 tháng cuối năm, thị trường dệt may đang phải đối mặt với nhiều rủi ro và nhiều yếu tố bất định". Về điều này, đại diện VITAS cũng cho rằng, về cơ bản, từ nay đến cuối năm, DN sẽ không phải lo thiếu hụt đơn hàng, nhưng nếu không sản xuất, giao hàng đúng hạn sẽ bị phạt, hủy đơn hàng, thiệt hại toàn ngành có thể lên tới hàng tỷ USD. Một DN chỉ cần bị giãn cách, cách ly không làm việc từ 14-21 ngày thì coi như kế hoạch sản xuất một năm tan vỡ, DN đứng trước nguy cơ đóng cửa, phá sản, NLĐ mất việc. Vì vậy, tiêm vắc xin phòng COVID-19 là giải pháp để giữ NLĐ.

Một điều đáng tiếc nữa, các mặt hàng được coi là chủ lực của dệt may trước đây đều phải “hạ mình” nhường chỗ cho các sản phẩm khác. Tính đến cuối tháng 6/2021, các nhà máy sản xuất veston chủ lực của Việt Nam đã chuyển đổi để sản xuất các sản phẩm khác, kể cả sản xuất khẩu trang vải. Tương tự, mặt hàng sơ mi đến tháng 6/2021 cũng chỉ đạt 47%. Với tác động của Hiệp định EVFTA, trong những tháng đầu năm 2021, thị trường EU cũng đã khởi sắc hơn. Ở chiều ngược lại, nhiều đơn hàng, nhãn hàng từ EU quay lại thị trường Việt Nam rất mạnh như: đồ nữ cao cấp, quần áo trẻ em, đồ thể thao, sản phẩm Jean, sản phẩm lông vũ…

Theo ông Lê Tiến Trường, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex), tới đây, các doanh nghiệp dệt may Việt Nam sẽ còn phải đối mặt với xu thế giảm giá ngặt nghèo, đặc biệt với những đơn vị kinh doanh mảng dệt và may. “Từ tháng 12/2020 đến tháng 2/2021, giá sợi tăng lên rất nhiều khiến những người làm dệt, may rất căng thẳng. Hiện nay những đơn vị dệt gần như khó làm nổi, do giá vải chưa tăng lên, hoặc tăng không đáng kể, trong khi giá sợi đã tăng 25%. Bên cạnh áp lực giảm giá chung của thị trường thì DN ngành dệt còn chịu áp lực về nguyên liệu đầu vào, trong khi chuỗi chưa điều chỉnh giá vải bán ra. Nguyên nhân giá sợi tăng cao là do mùa vụ bông vừa qua của thế giới cho sản lượng thu hoạch thấp, tồn kho bông toàn thế giới cũng giảm. Dự kiến lượng bông tiêu thụ năm nay của thế giới vượt quá lượng bông có thể thu hoạch 1 triệu tấn”, ông Lê Tiến Trường nói.

Ngoài ra, từng DN cũng có những thách thức từ rủi ro trong quản trị dịch bệnh. Cho dù tình hình không bị đóng băng như năm 2020, nhưng cá biệt ở từng đơn vị, nếu không quản trị tốt, để xảy ra dịch bệnh trong nhà máy, buộc phải đóng cửa, hoặc không may nhà máy nằm trong vùng dịch, phải đóng cửa, không sản xuất được, sẽ bị thiệt hại rất nhiều. Bởi ngoài việc không sản xuất, không có thu nhập, DN sẽ vẫn phải trả một phần lương cơ bản cho người lao động và có nguy cơ chịu phạt các hợp đồng đã ký với khách hàng nước ngoài, trong khi không được hưởng các chính sách hỗ trợ chung như khi toàn xã hội bị đóng cửa (ví dụ chính sách giãn nợ, giảm thuế, phí)

Nỗi lo thiếu hụt lao động

Có thể thấy, mặc dù trong những tháng đầu năm, XK dệt may tăng trưởng khá ấn tượng vượt cả con số cùng kỳ của năm 2019 (khi chưa có dịch COVID-19). Tuy nhiên, trong những tháng cuối năm, dù đã có nhiều đơn hàng nhưng các DN dệt may đang đứng trước thách thức vô cùng lớn khi dịch COVID-19 đang diễn biến phức tạp ở phía Nam, nơi có trung tâm sản xuất lớn.

Dịch COVID-19 bùng phát mạnh khoảng tháng 6-2021, đã khiến các DN dệt may rơi vào tình thế lao đao vì đứng trước nguy cơ thiếu hụt lao động, trong khi nguồn vắc xin chưa đáp ứng kịp thời, tỷ lệ tiêm vắc xin cho ngành vẫn thấp. Trong kịch bản tích cực, nếu COVID-19 được kiểm soát vào cuối tháng 8/2021, kim ngạch xuất khẩu của ngành trong năm 2021 chỉ đạt 33 tỷ USD, hoàn thành 84% kế hoạch cả năm.

Ngành dệt may đứng trước khó khăn thiếu hụt nhân công
Ngành dệt may đứng trước khó khăn thiếu hụt nhân công

Theo số liệu của Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS), 7 tháng đầu năm, dệt may đạt kim ngạch xuất khẩu gần 23 tỷ USD, tăng hơn 50% so với cùng kỳ, vượt Bangladesh, chỉ xếp thứ hai sau Trung Quốc về xuất khẩu mặt hàng dệt may trên thế giới. Nhưng tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp tại các tỉnh, thành phía Nam đã bắt đầu "ngấm", ảnh hưởng tới nhịp sản xuất, kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp từ tháng 7.

Cụ thể, các DN dệt may tiếp tục thực hiện tiêu chuẩn "3 tại chỗ" (sản xuất tại chỗ, ăn uống tại chỗ và nghỉ ngơi tại chỗ) hoặc "1 cung đường, 2 địa điểm" theo yêu cầu cấp bách trong thời điểm dịch COVID-19 diễn biến ngày càng phức tạp ở các tỉnh phía Nam cũng khiến DN gặp không ít khó khăn. Đợt dịch thứ 4 đang khiến doanh nghiệp dệt may rơi vào cảnh hết sức khó khăn. Theo báo cáo mới nhất của VITAS, việc thực hiện giãn cách xã hội kéo dài đang ảnh hưởng lớn đến kết quả kinh doanh của các công ty dệt may khi mà có khoảng 50% nhà máy đặt tại miền Nam. Hiện tỷ lệ nhà máy phải đóng cửa đã lên tới 35%, do không đủ kinh phí để thực hiện "3 tại chỗ."

Nói về việc đáp ứng tiêu chuẩn "3 tại chỗ", ông Phạm Xuân Hồng, Chủ tịch Hội Dệt may - Thêu đan TP Hồ Chí Minh cho biết: "Do lượng công nhân quá lớn, không thể đảm bảo điều kiện an toàn cũng như chi phí hỗ trợ, nên hầu hết các DN dệt may trên địa bàn TP Hồ Chí Minh phải ngưng hoạt động. Hiện trung bình mỗi DN dệt may có từ một ngàn đến vài chục ngàn công nhân. Nếu phải bố trí chỗ ăn ở cho số lượng công nhân quá lớn như thế thì rất khó. Hơn nữa, biên độ lợi nhuận của DN dệt may rất mỏng. Nếu phải thêm những chi phí như ăn ở, xét nghiệm thì không thể đáp ứng được".

Chủ tịch VITAS Vũ Đức Giang thì cho rằng, thiếu hụt lao động là mối lo lớn với doanh nghiệp. Doanh nghiệp khó thu hút lao động, trong khi chi phí ngày càng tăng. Các doanh nghiệp còn hoạt động hiện nay đều phải giảm 50% - 60% số lao động làm việc để thực hiện giãn cách, nguồn cung nguyên phụ liệu đứt gãy, đồng thời phát sinh nhiều chi phí để thiêt lập các biện pháp phòng chống dịch, xét nghiệm, tiêm chủng cho người lao động. Doanh nghiệp cũng phải đối mặt với áp lực lớn là nhiều lao động đã chuyển về quê do sợ bị lây lan dịch bệnh.

Ông Trương Văn Cẩm, Phó Chủ tịch VITAS nhận xét, tình hình dịch bệnh phức tạp như vậy, 5 tháng cuối năm sẽ là khoảng thời gian cực kỳ khó khăn. Mục tiêu năm 2021 đạt mức thực hiện 39 tỷ USD năm 2019 sẽ khó mà đạt được. Nếu không kiểm soát được dịch bệnh, khả năng ngành chỉ đạt 33 - 34 tỷ USD trong năm nay. Ngoài mối lo dịch bệnh làm đứt đoạn chuỗi cung ứng, chi phí logistics tăng cao, thiết hụt trầm trọng container và tình trạng nhiều cảng biển ách tắc lưu thông hàng xuất khẩu... là những trở ngại, tác động trực diện tới nhịp sản xuất của doanh nghiệp dệt may.

Bên cạnh đó, việc giá cước vận tải tăng cũng sẽ tạo áp lực giảm giá mua hàng. Cụ thể, các doanh nghiệp làm gia công theo đơn đặt hàng của đối tác sẽ bị phạt, mất tiền gia công. Còn doanh nghiệp làm theo phương thức FOB sẽ bị thiệt hại lớn hơn, nếu đối tác từ chối nhận hàng do giao chậm. Đó là chưa kể, khi sản xuất bị chậm, doanh nghiệp phải đổi từ giao hàng đường thủy sang hàng không, chi phí sẽ tăng lên nhiều. Điều này sẽ khiến các doanh nghiệp thua lỗ. Chẳng hạn như Tổng công ty CP May Việt Tiến với quy mô 36.000 lao động, nếu tình trạng dịch bệnh kéo dài thì doanh nghiệp không thể đủ nguồn lực để duy trì trạng thái như hiện nay. Chính vì lượng công nhân quá lớn, không thể đảm bảo điều kiện an toàn cũng như chi phí hỗ trợ, nên hầu hết các doanh nghiệp dệt may trên địa bàn TP.HCM phải ngưng hoạt động.

Hiện nhiều doanh nghiệp dệt may tính tới phương án chuyển nguyên vật liệu từ Nam ra Bắc để tránh đứt gãy sản xuất. Nhưng ngay phương án tình thế này, ông Giang cho rằng, cũng không quá khả quan khi doanh nghiệp chịu thêm chi phí vận tải, thời gian giao hàng cho các nhãn hàng khó đảm bảo.

Gỡ khó cho ngành Dệt may

Mới đây, VITAS đề xuất giảm phí dịch vụ cảng biển, tiền điện, tiền thuê đất... tại các địa phương áp dụng giãn cách xã hội. Đề nghị này được nêu trong văn bản góp ý dự thảo nghị quyết hỗ trợ doanh nghiệp trong bối cảnh Covid-19, gửi Chính phủ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Theo ông Trương Văn Cẩm, Phó chủ tịch VITAS, các doanh nghiệp sản xuất đang rất cần hỗ trợ giảm chi phí, tháo gỡ khó khăn về dòng tiền.

Về phí cảng biển, các hiệp hội đề nghị Hải Phòng, TP HCM dừng thu phí sử dụng công trình kết cấu hạ tầng, dịch vụ tiện ích công cộng trong khu vực cửa khẩu, cảng biển đến hết tháng 6/2022 và giảm ít nhất 30% các mức phí đang áp dụng. "Hiện các doanh nghiệp dệt may đang gặp rất nhiều khó khăn, trong khi các loại phí này được Hải Phòng thu từ 1/1/2017 đến nay với số tiền rất lớn, mà Luật Phí và lệ phí quy định chỉ thu để "cơ bản bù đắp chi phí đã đầu tư", ông Cẩm cho hay

buoc-dot-pha-cho-logistics
VITAS đề nghị giảm 50% giá dịch vụ tại Cảng Hải Phòng

Các cảng biển giảm 50% phí dịch vụ tại cảng, gồm phí nâng hạ container, phí bốc dỡ, lưu kho, cắm điện... từ tháng 8/2021 đến hết tháng 6/2022. Còn TP HCM là trung tâm vận chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu của các tỉnh phía Nam nhưng hầu hết đang thực hiện giãn cách theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng do dịch bệnh bùng phát. Cùng với đó, VITAS đề xuất giảm 30% tiền điện cho các doanh nghiệp sản xuất dệt may trong 6 tháng cuối năm 2021.

Hiện quỹ kết dư bảo hiểm xã hội đang rất lớn, đến hết năm 2020 tổng số kết dư quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp gần 935.100 tỷ đồng. Vì thế trong bối cảnh doanh nghiệp phải co hẹp sản xuất hoặc ngừng sản xuất vì COVID-19, việc bảo hiểm xã hội chi trả lương cho người lao động đang đóng bảo hiểm phải đi cách ly hoặc dừng làm việc vì quy định giãn cách, chống dịch là hoàn toàn hợp lý.

Ở khía cạnh này, VITAS kiến nghị dừng đóng các khoản thu không phải chi ngay mà để kết dư, như dừng đóng vào quỹ hưu trí, tử tuất và tăng thời gian dừng đóng lên 1 năm, thay vì 6 tháng theo Nghị quyết 68. Với các doanh nghiệp nằm trong địa phương đang giãn cách xã hội thì được giảm 50% số tiền phải nộp.

Hiện tại số tiền kết dư của hai quỹ Bảo hiểm xã hội và Bảo hiểm thất nghiệp đang còn quá lớn. Theo công bố đến nay là 935.100 tỷ đồng, trong khi doanh nghiệp rất khó khăn, cần phải dừng và giảm nộp 1 năm để "cứu" doanh nghiệp trong lúc này. Về dòng tiền cho doanh nghiệp, VITAS nêu quan điểm, Ngân hàng Nhà nước chỉ đạo hệ thống ngân hàng không hạ hạn mức tín dụng đối với với những doanh nghiệp gặp khó khăn do COVID-19, tiếp tục giảm lãi suất cho vay từ 0,5% - 1%/năm và giãn thời gian trả nợ gốc và lãi của năm 2021 và 2022. "6 tháng đầu năm 2021, rất nhiều ngân hàng có lợi nhuận tăng cao so với cùng kỳ 2020 trong khi các doanh nghiệp thực sự rất khó khăn", VITAS nêu. Các địa phương không điều chỉnh giá thuê đất trong điều kiện các doanh nghiệp phải gồng mình chống dịch và nghiên cứu giảm tiền thuê đất 50% cho doanh nghiệp ở các địa phương áp dụng Chỉ thị 16.

VITAS đồng thời đề nghị Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam dừng thu kinh phí công đoàn, đoàn phí công đoàn đến hết tháng 6/2022; miễn đóng phí này đến hết năm 2021 với các doanh nghiệp tại các địa phương thực hiện Chỉ thị 16. Đồng thời, cho phép doanh nghiệp phối hợp với công đoàn cơ sở được sử dụng quỹ công đoàn đang kết dư tại doanh nghiệp trả chi phí test nhanh, chi phí xét nghiệm cho người lao động, hỗ trợ người lao động gặp khó khăn.

Theo báo cáo của VITAS, giãn cách xã hội kéo dài tại các tỉnh phía Nam khiến 50% doanh nghiệp dệt may tại đây bị ảnh hưởng. Hiện tỷ lệ nhà máy phải đóng cửa đã lên tới 35%, do không đủ kinh phí để thực hiện "3 tại chỗ". Dệt may cũng đang đối diện thách thức thiếu hụt lao động, tỷ lệ tiêm vắc xin thấp. Dự báo, kim ngạch xuất khẩu dệt may năm nay chỉ đạt 32-33 tỷ USD, hoàn thành 84% kế hoạch năm.

Minh Châu

TP HCM: Đi chợ hộ và tiêm vắc xin tại nhà cho người dân “vùng cam” và “vùng đỏ”TP HCM: Đi chợ hộ và tiêm vắc xin tại nhà cho người dân “vùng cam” và “vùng đỏ”
Hai kịch bản tăng trưởng kinh tế nửa cuối năm 2021Hai kịch bản tăng trưởng kinh tế nửa cuối năm 2021
Triệu chứng mắc Covid-19 phổ biến ở người đã tiêm vắc xinTriệu chứng mắc Covid-19 phổ biến ở người đã tiêm vắc xin
Xung phong ra tuyến đầu chống dịchXung phong ra tuyến đầu chống dịch
Kỷ luật thép và trái tim hồngKỷ luật thép và trái tim hồng

Giá vàng

DOJI Mua vào Bán ra
AVPL/SJC HN 81,800 ▼200K 84,000
AVPL/SJC HCM 81,800 ▼200K 84,000
AVPL/SJC ĐN 81,800 ▼200K 84,000
Nguyên liệu 9999 - HN 73,250 ▼200K 74,200 ▼200K
Nguyên liệu 999 - HN 73,150 ▼200K 74,100 ▼200K
AVPL/SJC Cần Thơ 81,800 ▼200K 84,000
Cập nhật: 25/04/2024 19:00
PNJ Mua vào Bán ra
TPHCM - PNJ 73.000 74.800
TPHCM - SJC 82.300 84.300
Hà Nội - PNJ 73.000 74.800
Hà Nội - SJC 82.300 84.300
Đà Nẵng - PNJ 73.000 74.800
Đà Nẵng - SJC 82.300 84.300
Miền Tây - PNJ 73.000 74.800
Miền Tây - SJC 82.000 ▼500K 84.300 ▼200K
Giá vàng nữ trang - PNJ 73.000 74.800
Giá vàng nữ trang - SJC 82.300 84.300
Giá vàng nữ trang - Đông Nam Bộ PNJ 73.000
Giá vàng nữ trang - SJC 82.300 84.300
Giá vàng nữ trang - Giá vàng nữ trang Nhẫn PNJ (24K) 73.000
Giá vàng nữ trang - Nữ trang 24K 72.900 73.700
Giá vàng nữ trang - Nữ trang 18K 54.030 55.430
Giá vàng nữ trang - Nữ trang 14K 41.870 43.270
Giá vàng nữ trang - Nữ trang 10K 29.410 30.810
Cập nhật: 25/04/2024 19:00
AJC Mua vào Bán ra
Trang sức 99.99 7,305 ▼15K 7,510 ▼15K
Trang sức 99.9 7,295 ▼15K 7,500 ▼15K
NL 99.99 7,300 ▼15K
Nhẫn tròn k ép vỉ T.Bình 7,280 ▼15K
N.Tròn, 3A, Đ.Vàng T.Bình 7,370 ▼15K 7,540 ▼15K
N.Tròn, 3A, Đ.Vàng N.An 7,370 ▼15K 7,540 ▼15K
N.Tròn, 3A, Đ.Vàng H.Nội 7,370 ▼15K 7,540 ▼15K
Miếng SJC Thái Bình 8,230 ▼10K 8,430 ▼10K
Miếng SJC Nghệ An 8,230 ▼10K 8,430 ▼10K
Miếng SJC Hà Nội 8,230 ▼10K 8,430 ▼10K
Cập nhật: 25/04/2024 19:00
SJC Mua vào Bán ra
SJC 1L, 10L, 1KG 82,000 ▼500K 84,300 ▼200K
SJC 5c 82,000 ▼500K 84,320 ▼200K
SJC 2c, 1C, 5 phân 82,000 ▼500K 84,330 ▼200K
Vàng nhẫn SJC 99,99 1 chỉ, 2 chỉ, 5 chỉ 73,100 74,800 ▼100K
Vàng nhẫn SJC 99,99 0.3 chỉ, 0.5 chỉ 73,100 74,900 ▼100K
Nữ Trang 99.99% 72,900 74,000 ▼100K
Nữ Trang 99% 71,267 ▼99K 73,267 ▼99K
Nữ Trang 68% 47,975 ▼68K 50,475 ▼68K
Nữ Trang 41.7% 28,511 ▼42K 31,011 ▼42K
Cập nhật: 25/04/2024 19:00

Tỉ giá

Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Ngân hàng VCB
AUD 16,132.31 16,295.26 16,818.06
CAD 18,084.86 18,267.53 18,853.61
CHF 27,078.76 27,352.28 28,229.82
CNY 3,428.68 3,463.32 3,574.97
DKK - 3,581.24 3,718.38
EUR 26,509.78 26,777.56 27,963.40
GBP 30,937.15 31,249.64 32,252.22
HKD 3,157.93 3,189.82 3,292.16
INR - 303.56 315.69
JPY 158.10 159.69 167.33
KRW 15.97 17.75 19.36
KWD - 82,247.73 85,536.02
MYR - 5,254.14 5,368.74
NOK - 2,269.41 2,365.76
RUB - 261.89 289.91
SAR - 6,745.43 7,015.11
SEK - 2,290.51 2,387.76
SGD 18,188.62 18,372.35 18,961.78
THB 605.39 672.66 698.42
USD 25,137.00 25,167.00 25,477.00
Cập nhật: 25/04/2024 19:00
Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Ngân hàng Vietinbank
AUD 16,226 16,246 16,846
CAD 18,219 18,229 18,929
CHF 27,240 27,260 28,210
CNY - 3,429 3,569
DKK - 3,555 3,725
EUR #26,328 26,538 27,828
GBP 31,150 31,160 32,330
HKD 3,108 3,118 3,313
JPY 158.78 158.93 168.48
KRW 16.25 16.45 20.25
LAK - 0.69 1.39
NOK - 2,235 2,355
NZD 14,844 14,854 15,434
SEK - 2,259 2,394
SGD 18,086 18,096 18,896
THB 631.59 671.59 699.59
USD #25,070 25,070 25,477
Cập nhật: 25/04/2024 19:00
Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Ngân hàng Agribank
USD 25,150.00 25,155.00 25,475.00
EUR 26,606.00 26,713.00 27,894.00
GBP 30,936.00 31,123.00 32,079.00
HKD 3,170.00 3,183.00 3,285.00
CHF 27,180.00 27,289.00 28,124.00
JPY 158.79 159.43 166.63
AUD 16,185.00 16,250.30 16,742.00
SGD 18,268.00 18,341.00 18,877.00
THB 665.00 668.00 694.00
CAD 18,163.00 18,236.00 18,767.00
NZD 14,805.00 15,299.00
KRW 17.62 19.25
Cập nhật: 25/04/2024 19:00
Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Ngân hàng Sacombank
USD 25155 25155 25477
AUD 16349 16399 16909
CAD 18342 18392 18848
CHF 27509 27559 28112
CNY 0 3463.6 0
CZK 0 1020 0
DKK 0 3540 0
EUR 26943 26993 27703
GBP 31492 31542 32200
HKD 0 3140 0
JPY 160.89 161.39 165.9
KHR 0 5.6713 0
KRW 0 17.6 0
LAK 0 1.0381 0
MYR 0 5445 0
NOK 0 2260 0
NZD 0 14917 0
PHP 0 385 0
SEK 0 2360 0
SGD 18446 18496 19057
THB 0 644.5 0
TWD 0 779 0
XAU 8250000 8250000 8420000
XBJ 6000000 6000000 6550000
Cập nhật: 25/04/2024 19:00