Ngành dệt may đặt mục tiêu xuất khẩu đạt 42 tỷ USD năm 2020
![]() |
![]() |
![]() |
Ðể đạt mục tiêu này, ngành dệt may xác định rõ phải nỗ lực rất lớn. Bởi ngoài các yêu cầu về giá, chất lượng, tiến độ, các đối tác lớn đặt ra nhiều yêu cầu mới.
Đặc biệt, với các đặc trưng mới của chuỗi cung ứng dệt may toàn cầu, chỉ có các doanh nghiệp tham gia chính thức vào chuỗi, được doanh nghiệp đầu chuỗi đánh giá mới có khả năng có được đơn hàng sản xuất ổn định, giá cả hợp lý nhất.
![]() |
Phải nỗ lực rất lớn ngành dệt may mới đạt mục tiêu xuất khẩu 42 tỷ USD |
Theo ông Thân Đức Việt, Tổng giám đốc Tổng công ty May 10, những thách thức của thị trường đòi hỏi doanh nghiệp dệt may phải tập trung tái cấu trúc, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và xây dựng thương hiệu.
“Năm 2020, chúng tôi cũng đánh giá là một năm cũng rất là khó khăn của ngành dệt may Việt Nam. Chúng tôi vẫn tăng cường việc tái cấu trúc, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và hạn chế tối đa những lãng phí về thời gian mà không tạo ra giá trị. Thương hiệu truyền thống như Tổng công ty May 10 chúng tôi phải có những phương hướng nhiệm vụ rất cụ thể thì mới có thể trụ vững và phát triển”, ông Thân Đức Việt cho hay.
Từ các đặc điểm mới của thị trường dệt may thế giới, chuỗi cung ứng toàn cầu và các đặc điểm riêng của Việt Nam, ông Lê Tiến Trường, Tổng giám đốc Tập đoàn Dệt may Việt Nam cho rằng, nếu như các doanh nghiệp không có những hướng đi, chiến lược riêng trong bối cảnh nền kinh tế ngày càng biến động khó lường, thì trong năm 2020 khó khăn sẽ còn tái diễn.
“Vai trò của chuỗi cung ứng toàn cầu và người nắm chuỗi cần phải hiểu thật chính xác không phải là trong một chuỗi cung ứng các thành viên có vai trò và quyền lực như nhau, cho nên trong từng tình huống cụ thể mình mới có thể xử lý được quyết định làm vải hay không làm vài, làm vải chủng loại gì, làm ở quy mô nào?”, ông Trường phân tích.
“Mục tiêu là làm ra thêm cái gì để tăng năng lực cạnh tranh chứ không phải chỉ đáp ứng quy tắc xuất xứ; Phải đưa năng lực cạnh tranh tiến lên. Nếu ta tiếp cận theo hướng thiếu vải thì làm vải. Đó không phải là năng lực”, ông Trường nói.
Ngành dệt may Việt Nam xác định các mục tiêu của năm 2020 và kế hoạch 5 năm 2020-2025 với các chỉ tiêu cụ thể như duy trì tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu 5 năm tới ở mức 6%; thực hiện chiến lược xanh hóa ngành dệt may; nâng cao chất lượng môi trường làm việc và thu nhập cho người lao động.
Nguyễn Hưng
-
Đa dạng hóa đối tượng nuôi thủy sản để tạo sự đột phá
-
Thành lập Ban chỉ đạo về giải quyết các vấn đề khó khăn, vướng mắc các dự án tồn đọng
-
Tin tức kinh tế ngày 26/12: Việt Nam áp thuế chống bán phá giá với tháp điện gió Trung Quốc
-
Tin tức kinh tế ngày 21/12: Dòng vốn đổ vào trái phiếu toàn cầu lập kỷ lục
-
Chứng khoán tuần mới (từ 25 đến 29/11): Thắp lên hy vọng
-
Giá dầu thế giới có thể giảm tới mức nào?
-
Những sự kiện nổi bật trên Thị trường Năng lượng Quốc tế tuần từ 14/4 - 19/4
-
Bản tin Năng lượng Quốc tế 18/4: Mỹ tiếp tục trừng phạt ngành dầu mỏ Iran
-
Kỳ vọng và lo ngại của ngành dầu khí Mỹ dưới thời ông Trump
-
Tin Thị trường: Giá dầu thế giới hôm nay tăng nhẹ