Ngành dầu mỏ Iran: người Pháp đi, người Đức đến
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
Các tập đoàn lớn như Total có thể được thay thế bởi các công ty vừa và nhỏ quan tâm đến hợp tác với Iran, phó Giám đốc điều hành công ty dầu mỏ Sepahan (SOC), Masoud Ahmadzadeh, trả lời phỏng vấn Sputnik. SOC đã ký vào giữa tháng 8/2018 một hợp đồng với EDL của Đức.
"Trong bối cảnh các công ty lớn rời khỏi Iran dưới áp lực trừng phạt của Mỹ, những công ty nhỏ hơn có thể thay thế vị thế của họ. Đây là cơ hội vàng cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa quan tâm đến hợp tác với Iran", ông Masoud Ahmadzadeh nói thêm.
Ông Ahmadzadeh nói rằng EDL, có thâm niên hoạt động hơn 20 năm ở Trung Đông, đã tiếp tục truyền thống này. Ông cho biết phía Iran đã nêu lên vấn đề trừng phạt của Mỹ trong các cuộc đàm phán nhưng EDL không coi đó là trở ngại.
"Phải nhấn mạnh rằng chính phủ Đức và Liên minh châu Âu không ngăn cản các công ty của họ hợp tác với Iran và còn hỗ trợ các công ty để không bị trừng phạt của Mỹ ảnh hưởng đến công việc", ông Masoud Ahmadzadeh nói.
Theo ông, sự hợp tác giữa các công ty Iran Sepahan (SOC) và EDL của Đức là nhằm chuyển giao công nghệ và bí quyết để tăng chất lượng sản phẩm tinh chế.
Vào ngày 20/8, Tập đoàn Total của Pháp chính thức công bố rời dự án South Pars ở Iran sau khi các lệnh trừng phạt của Mỹ đối với Iran được khôi phục.
Th.Long
Sputnik
-
Cháy rừng tại Kim Bảng (Hà Nam) không ảnh hưởng đến hệ thống truyền tải điện quốc gia
-
Quy hoạch điện VIII điều chỉnh: Ưu tiên sử dụng tối đa khí trong nước để phát điện
-
Giá phát điện tối đa cho nhiệt điện than năm 2025
-
Khung giá điện nhập khẩu từ Lào về Việt Nam giai đoạn 2025-2030
-
Triển khai dự án đường dây 500kV: Người dân đồng thuận nhường đất, dời nhà