Ngành chăn nuôi gia cầm tìm đường xuất khẩu sang thị trường khó tính
Số liệu từ Cục Chăn nuôi cho biết, trong 3 năm (2016-2018), sản lượng thịt gia cầm chiếm 17,5-19% trong tổng sản lượng thịt các loại của cả nước. Tăng trưởng bình quân sản phẩm gia cầm đạt 6,83%/năm, trong đó thịt gà tăng trưởng 6,46%/năm. Tổng sản lượng thịt gia cầm và sản phẩm gia cầm xuất khẩu năm 2018 của cả nước đạt 25.762 tấn, tăng tới 124% so với năm 2017.
![]() |
Để chiếm lĩnh được thị trường xuất khẩu trong thời gian tới, ngành gia cầm cần phát triển các chuỗi sản xuất khép kín |
Tuy nhiên, cùng với đó sản lượng gia cầm nhập khẩu cũng không ngừng tăng trong những năm gần đây, chỉ tính riêng năm 2018, nhập khẩu thịt gà các loại đạt trên 128.000 tấn, trị giá 116 triệu USD; 3 tháng đầu năm 2019, con số này là 33.236 tấn, giá trị kim ngạch 28,7 triệu USD.
Trong khi đó, xuất khẩu gia cầm ở nước ta lại đang gặp rất nhiều khó khăn khiến bỏ ngỏ nhiều cơ hội. Theo nhiều chuyên gia trong ngành, muốn tăng nhanh khối lượng thịt gia cầm xuất khẩu, cần kiểm soát tốt dịch cúm gia cầm và xây dựng cơ sở vùng an toàn dịch bệnh là hết sức quan trọng.
Ngoài ra, cần tổ chức kiểm soát các vi sinh vật khác, loại bỏ các chất tồn dư độc hại trong sản phẩm để đảm bảo yêu cầu nhập khẩu của các nước, đặc biệt là các nước khó tính như Nhật Bản, Úc, Singapore.
Để chiếm lĩnh được thị trường xuất khẩu trong thời gian tới, ngành gia cầm cần phát triển các chuỗi sản xuất khép kín, hướng đến các mô hình trang trại thay vì nông hộ như hiện nay; phát triển các sản phẩm chế biến nhằm tránh các rào cản đối với các quốc gia có hàng rào kiểm dịch và an toàn vệ sinh thực phẩm cao; tập trung sản xuất theo tiêu chuẩn, có chứng nhận chất lượng; tạo điều kiện cho các doanh nghiệp đã có sản phẩm gia cầm đi các thị trường thế giới mở rộng quy mô sản xuất, phát triển sản phẩm.
Một giải pháp nữa là tổ chức tốt khâu chế biến. Hai năm gần đây, nhiều doanh nghiệp lớn đã cùng với bà con nông dân các địa phương xây dựng được nhiều nhà máy chế biến có công nghệ tiên tiến.
Hiện Nhật Bản đã chính thức cho phép 2 công ty của Việt Nam là Koyu & Unitek và Công ty cổ phần chăn nuôi CP được xuất khẩu sản phẩm thịt gà chế biến vào thị trường này. Tính đến cuối năm 2018, Koyu & Unitek đã xuất khẩu được 171 lô thịt gà chế biến sang Nhật Bản với tổng khối lượng 1.500 tấn, trị giá 6 triệu USD.
Đại diện Công ty cổ phần chăn nuôi CP cho biết, theo kế hoạch, công ty sẽ xuất khẩu lô hàng đầu tiên vào tháng 6/2020 sang thị trường Nhật Bản với sản lượng 3.000 tấn/tháng, sau đó sẽ mở rộng sang các quốc gia châu Á, châu Âu.
![]() |
![]() |
![]() |
Lê Minh
-
Đẩy mạnh hoạt động khoa học và công nghệ ngành chăn nuôi đến năm 2030
-
Hơn 350 doanh nghiệp đưa công nghệ hiện đại đến Vietstock 2023
-
Vietstock Expo & Forum 2022: Triển lãm hàng đầu về ngành chăn nuôi, thức ăn chăn nuôi, thuỷ sản và chế biến thịt
-
Tận dụng năng lượng sinh học cho phát điện và sản xuất nhiệt
-
Liệu có “đổi mới toàn diện” được ngành chăn nuôi?
-
Hàng loạt các thỏa thuận năng lượng giữa Mỹ và Ả Rập Xê-út
-
Vén màn mạng lưới bí ẩn đưa dầu Iran sang Trung Quốc, Mỹ bất ngờ ra tay
-
Bản tin Năng lượng Quốc tế 14/5: Lượng dầu thô của Ả Rập Xê-út chảy vào Trung Quốc cao kỷ lục
-
Đà phục hồi nhập khẩu dầu thô của Trung Quốc: Lo hay mừng?
-
Mỹ muốn đầu tư 1.000 tỷ USD vào Ả Rập Xê Út giữa lúc căng thẳng leo thang