Báo cáo:

Nga và Trung Quốc chi phối thị trường năng lượng hạt nhân

14:25 | 03/02/2023

1,183 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
(PetroTimes) - Theo Báo cáo Tình trạng Ngành Công nghiệp Hạt nhân Thế giới (World Nuclear Industry Status Report - WNISR), tuy bị phương Tây tẩy chay vì đã mở chiến dự quân sự vào Ukraine, Nga vẫn thống trị thị trường xuất khẩu điện hạt nhân. Trong khi đó, Trung Quốc thì “khai trương” một loạt công trình điện hạt nhân mới. Như vậy, hai gã khổng lồ này hiện có hiện diện lớn nhất trong các hoạt động năng lượng hạt nhân toàn cầu.
Nga và Trung Quốc chi phối thị trường năng lượng hạt nhân

Ông Mycle Schneider – nhà tư vấn năng lượng hạt nhân kiêm tác giả chính của báo cáo, viết tóm tắt như sau: “Trong 3 năm qua, thế giới đã triển khai 25 địa điểm xây dựng điện hạt nhân (lần đổ bê tông đầu tiên cho nhà máy). Tất cả đều nằm ở Trung Quốc, hoặc nằm ngoài Trung Quốc, nhưng do Nga thực hiện công trình. Dựa vào số liệu năm 2022, báo cáo WNISR nhận xét: “Nga có vai trò rất ngoạn mục”, và hiện “đang thống lĩnh phần lớn thị trường quốc tế”. Còn Bắc Kinh thì chỉ tập trung vào những dự án quốc gia hay với Pakistan.

Vào cuối năm 2022, trong số 59 lò phản ứng đang được xây dựng, có 22 lò thuộc về Trung Quốc. Còn Nga thì thiết kế 25 lò: 5 chiếc ở Nga, và 20 chiếc nằm ở 8 quốc gia nước ngoài (Bangladesh, Belarus, Trung Quốc, Ai Cập, Ấn Độ, Iran, Slovakia, Thổ Nhĩ Kỳ). Một số dự án đã bắt đầu vào những năm 2000, hay năm 2015, năm 2018, thậm chí là năm 2022 đối với Ai Cập.

Theo nhà phân tích, Rosatom - Tập đoàn năng lượng nguyên tử khổng lồ của nhà nước Nga, có đóng góp lớn cho sự thành công này. Thật vậy, tập đoàn đã thiết lập và trao tận tay một “gói hỗ trợ toàn diện” cho các dự án nhà máy, bao gồm hỗ trợ về tài chính, xây dựng, vận hành. Đổi lại, nợ sẽ được thanh toán bằng hình thức khác, ví dụ như bằng việc bán điện về sau. Theo ông, Nga thực hiện được phương thức này, vì “thị trường hạt nhân không phải là thị trường bình thường: Đấy là thị trường của người bán, người bán phải chịu rủi ro tài chính”. Ông cũng cho biết, Rosatom là “chủ thể duy nhất đề nghị thu gom nhiên liệu đã qua sử dụng”.

Nga và Trung Quốc chi phối thị trường năng lượng hạt nhân

Những quốc gia hạt nhân mới

Trong khu vực Liên minh châu Âu, có nhiều quốc gia đang vận hành các lò phản ứng do Nga thiết kế: Bulgaria, Cộng hòa Séc, Phần Lan, Hungary, Slovakia. Ngoài ra, vị chuyên gia cũng ghi nhận thêm những gương mặt mới, vốn chưa từng có điện hạt nhân, như Bangladesh hay Ai Cập. Theo ông, đây là một phương tiện “tạo sự lệ thuộc vào lẫn nhau”. Ông giải thích: “Nếu có quan hệ với Nga, thông qua những nhà máy điện hạt nhân, họ sẽ mắc kẹt với Nga trong nhiều thập kỷ tới! Đó là một chiến lược địa chính trị".

Về phần mình, Trung Quốc đang theo đuổi chiến lược phát triển của riêng họ, bằng cách kết hợp các công nghệ của Nga, Pháp, Mỹ và Canada. Theo những dữ liệu công khai mà đội ngũ tác giả của báo cáo WNISR thu thập được, trong năm 2022, quốc gia này đã đưa vào vận hành 3 lò phản ứng. Một lò phản ứng khác cũng đã được khánh thành vào tháng 1/2023. Báo cáo nhận định: Với tần suất trên, Trung Quốc trở thành cường quốc hạt nhân dân sự thứ 2 trên toàn thế giới, với 57 nhà máy. Quốc gia này đã hạ bệ Pháp (56 nhà máy), nhưng vẫn đứng sau Mỹ (92 nhà máy). Tuy nhiên, báo cáo lưu ý, chương trình hạt nhân của Trung Quốc đã bị chậm lại sau sự cố thảm họa hạt nhân tại Fukushima.

Nhìn chung, trong 20 năm, số lượng lò phản ứng trên toàn thế giới đã thay đổi, từ 438 lò phản ứng đang hoạt động, xuống còn 411 lò vào cuối năm 2022. Ông Mycle Schneider lưu ý, tổng sản lượng hạt nhân đã trở lại mức cao nhất vào năm 2022, nhưng khả năng duy trì con số là không chắc chắn. Thật vậy, độ tuổi thọ trung bình của các nhà máy đang tăng lên (42 tuổi ở Hoa Kỳ, 37 tuổi ở Pháp, v.v.). Chưa kể, tác gia ghi nhận “một tỷ lệ lớn” dự án hiện đang bị trễ, và “rất ít” dự án mới đã được triển khai mỗi năm. Trên thực tế, năm 2022 chỉ ghi nhận được 10 dự án, mà một nửa trong số đó đã nằm ở Trung Quốc. Như vậy, ngành hạt nhân ngày nay đang có tốc độ thua xa so với tốc độ của những năm 70 và 80 (Năm 1976 chứng kiến ​​sự ra mắt của 44 công trình!).

Tác giả lập luận thêm: “Bên ngoài Trung Quốc, không có gì xảy ra trong hai thập kỷ qua”. Về mặt bằng chung, mức độ xây dựng thì thấp, lại “không bền vững”. Theo ước tính của chuyên gia, “chúng ta không xây dựng đủ để đảm bảo duy trì ngành điện hạt nhân”. Ông cũng thấy bất kỳ chuyển động cụ thể nào tại Thụy Điện và Hà Lan, sau khi họ tuyên bố ý định xây dựng các công trình mới. Từ đó, ông hỏi thêm: “Còn ai có năng lực công nghiệp để xây dựng chúng?”

Các chuyên gia của báo cáo cũng cho biết, nước Mỹ - quốc gia dẫn đầu thế giới về điện hạt nhân, cũng chỉ có hai địa điểm đang được xây dựng, nhưng “không có gì khác ở giai đoạn này đang được chuẩn bị”. Pháp thì vẫn cần hiện thực hóa tham vọng của mình, là khởi động lại chương trình hạt nhân. Hiện quốc gia này đang xem xét kế hoạch xuất khẩu điện cho Cộng hòa Séc, bằng lò phản ứng EPR-1200 mới.

Năng lượng hạt nhân của Trung Quốc sẽ phát triển ra sao trong tương laiNăng lượng hạt nhân của Trung Quốc sẽ phát triển ra sao trong tương lai
Năng lượng hạt nhân sẽ ra sao nếu không có uranium của Nga?Năng lượng hạt nhân sẽ ra sao nếu không có uranium của Nga?
Thị trường năng lượng thế giới sôi động trong tuần TếtThị trường năng lượng thế giới sôi động trong tuần Tết
Nga - Trung Quốc tăng cường hợp tác năng lượng hạt nhânNga - Trung Quốc tăng cường hợp tác năng lượng hạt nhân

Ngọc Duyên

AFP