Na Uy cần tăng cường thăm dò để chậm quá trình suy giảm trữ lượng hydrocarbon

15:34 | 22/08/2024

1,810 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
(PetroTimes) - Theo Cục quản lý hoạt động ngoài khơi của Na Uy, các công ty dầu khí hoạt động ngoài khơi nước này, cần đẩy mạnh hoạt động thăm dò để làm chậm quá trình suy giảm tự nhiên của trữ lượng hydrocarbon sau năm tới.
Giá dầu hôm nay (22/8): Dầu thô tiếp đà lao dốcGiá dầu hôm nay (22/8): Dầu thô tiếp đà lao dốc
Xuất khẩu dầu thô của Mỹ đạt đỉnh vào năm 2024Xuất khẩu dầu thô của Mỹ đạt đỉnh vào năm 2024
Na Uy cần tăng cường thăm dò để chậm quá trình suy giảm trữ lượng hydrocarbon
Giàn khoan dầu ngoài khơi Equinor ASA trên mỏ dầu Johan Sverdrup ở Biển Bắc, Na Uy. ảnh Bloomberg

Theo báo cáo công bố hôm thứ Tư 21/8, sản lượng từ thềm lục địa Na Uy sẽ đạt đỉnh vào năm 2025. Tốc độ giảm sản lượng nhanh hay chậm sẽ phụ thuộc vào việc các công ty có thể khai thác các nguồn tài nguyên xung quanh cơ sở hạ tầng hiện có, bằng các công nghệ mới hay không, cũng như ở các khu vực ít quen thuộc hơn như Biển Barents thuộc cực Bắc của nước này.

Theo báo cáo, Na Uy dự kiến chênh lệch dòng tiền ròng giữa các kịch bản sản lượng cao và thấp là khoảng 15 nghìn tỷ kroner (1,4 nghìn tỷ đô la). Ngành dầu khí là ngành đóng góp lớn nhất cho nền kinh tế Na Uy, chiếm 20% tổng sản phẩm quốc nội và 44% tổng kim ngạch xuất khẩu. Giá trị chiến lược của khí đốt đối với Na Uy và châu Âu cũng tăng lên sau cuộc xung đột ở Ukraine.

“Hoạt động thăm dò có tác động lớn nhất, vì chúng tôi nhận thấy vẫn còn bao nhiêu tài nguyên trong các mỏ đã khai thác”, Kjersti Dahle, Giám đốc công nghệ, phân tích tại Cục quản lý hoạt động ngoài khơi, cho biết trong một cuộc phỏng vấn. “Vì vậy, khả năng phát triển và đầu tư vào công nghệ và các biện pháp tăng cường khai thác từ các mỏ đã khai thác, cũng sẽ giúp chúng tôi có thể ngăn chặn được tình trạng suy giảm sản lượng từ năm 2025 trở đi”.

Theo kịch bản cơ bản của Ban quản lý, sản lượng sẽ giảm từ 243 triệu mét khối dầu quy đổi vào năm 2025, xuống còn khoảng 83 triệu vào năm 2050. Trong kịch bản đó, sẽ có một số hoạt động thăm dò trong thời gian tới - chủ yếu ở biển Bắc và biển Na Uy - trước khi sản lượng bắt đầu giảm dần.

Cục quản lý cho biết, mặc dù Na Uy có lợi ích về mặt tài chính để làm chậm quá trình suy giảm sản lượng, nhưng các công ty hoạt động ngoài khơi vẫn còn cần đầu tư vào các biện pháp cắt giảm khí thải, bao gồm lắp đặt cáp vào bờ để khai thác năng lượng gió và thủy điện sạch của Na Uy hoặc đầu tư vào công nghệ thu giữ và lưu trữ carbon.

Cơ quan quản lý này cho biết ước tính khoảng một nửa tổng số tài nguyên còn lại vẫn chưa được phát hiện. Trong số này, khoảng 60% nằm trong các khu vực có thể thăm dò.

Ông Dahle cho biết: “Biển Barents là nơi chúng ta có nguồn tài nguyên còn sót lại được biết đến lớn nhất, và đây là khu vực trên thềm lục địa ít được phát triển nhất, có ít giếng dầu nhất và ít thông tin địa chất ở đó”.

Yến Anh

Bloomberg