Mỹ có quyền trừng trị những quốc gia "không văn minh"?
![]() |
Bộ trưởng Năng lượng Mỹ Rick Perry (trái) và Bộ trưởng Năng lượng Nga Alexander Novak tại cuộc họp báo chung ở Moskva ngày 13/9 |
"Hiện nay Hoa Kỳ đang gửi một thông điệp đến các quốc gia khác rằng nếu họ không hành xử một cách văn minh, họ sẽ bị trừng phạt. Chúng tôi có rất nhiều cách khác nhau để đạt được điều đó, ngành công nghiệp năng lượng là một ví dụ”, Bộ trưởng Năng lượng Hoa Kỳ Rick Perry nói hôm 13/9 tại cuộc họp báo chung với Bộ trưởng Năng lượng Nga Alexander Novak ở Moskva. Trên đây là phần trả lời cho câu hỏi của các phóng viên rằng tại sao Washington lại nhiều lần cáo buộc Nga sử dụng nguồn năng lượng cho mục đích chính trị, và tại sao Mỹ tìm cách giảm nguồn thu từ xuất khẩu dầu của Iran về 0 để buộc Tehran phải thay đổi chính sách khu vực.
Ông Rick Perry cũng nhấn mạnh rằng chính sách hiện tại của Iran là "không thể chấp nhận". "Thông điệp của chúng tôi với chính phủ Iran rất rõ ràng. Nếu Iran không hành xử một cách văn minh, Mỹ sẽ có các biện pháp trừng phạt, Iran sẽ có cái giá phải trả”, Bộ trưởng Năng lượng Mỹ kết luận.
Nhưng khi được phóng viên kênh RT của Nga yêu cầu giải thích cụ thể về cụm từ “hành xử văn minh” thì ông Rick Perry không trả lời. Trong một bài viết sau đó, phóng viên đã đặt nghi vấn: phải chăng “hành xử văn minh” như ông Bộ trưởng Năng lượng Mỹ nói thực chất là phải nghe theo sự chỉ đạo của Mỹ? Thực tế là sau khi rút khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran, Tổng thống Trump đã nhiều lần yêu cầu Tehran đàm phán lại nhưng Iran một mực từ chối.
Thỏa thuận hạt nhân của Iran, có tên là Kế hoạch hành động chung toàn cầu, đã được ký kết tại Vienna vào ngày 14/7//2015 giữa Iran, Đức, Trung Quốc, Hoa Kỳ, Pháp, Vương quốc Anh và Nga. Mục tiêu của thỏa thuận là ngăn chặn Tehran sở hữu vũ khí hạt nhân để đổi lấy việc dỡ bỏ một phần các biện pháp trừng phạt kinh tế nhắm vào đất nước này.
Vào ngày 8/5/2018, Tổng thống Donald Trump tuyên bố đơn phương rút khỏi thỏa thuận này, sau đó ký nghị định khôi phục một số lệnh trừng phạt chống Iran, và yêu cầu áp đặt "áp lực kinh tế tối đa" với nước Cộng hòa Hồi giáo này. Ông chủ Nhà Trắng cũng hứa rằng bất cứ ai làm ăn với Iran sẽ "không làm thể buôn bán hay hợp tác gì với Hoa Kỳ".
Nh.Thạch
RT
-
Iran: Không có rò rỉ phóng xạ sau các cuộc không kích của Mỹ - Israel
-
Xung đột Israel - Iran khiến Trung Quốc xem xét lại dự án đường ống khí đốt với Nga
-
Nga tăng cường xuất khẩu loại dầu thô được Trung Quốc ưa chuộng vào tháng 7
-
Nguyên nhân Iran đình chỉ hợp tác với Cơ quan giám sát hạt nhân của Liên hợp quốc
-
Khả năng Nga hỗ trợ Iran trong xung đột với Mỹ?
-
Tổ chức tín dụng chính thức có quyền thu giữ tài sản bảo đảm để xử lý nợ xấu
-
Quyết định nhiều nội dung quan trọng về tổ chức bộ máy, pháp luật và phát triển kinh tế - xã hội
-
Khơi thông nguồn lực, chấp nhận rủi ro, thúc đẩy sáng tạo
-
Hoàn thiện hành lang pháp lý cho phát triển ngành năng lượng nguyên tử, điện hạt nhân
-
Miễn học phí cho học sinh công lập trên cả nước