Mỹ-Arập Xê út: Ai mới là nước bảo trợ khủng bố?

07:00 | 11/09/2016

754 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
Ngày 9/9, Quốc hội Mỹ thông qua Dự luật "Công lý chống bảo trợ hành động khủng bố” (JASTA), cho phép người dân nước này kiện Arập Xê út về tội bảo trợ cho những kẻ khủng bố tấn công nước Mỹ cách đây 15 năm. Nhà Trắng sợ rằng dự luật này sẽ mở đường cho các nước khác kiện Mỹ vì tội “bảo trợ khủng bố”.
tin nhap 20160910201224
Nước Mỹ tưởng niệm 15 năm sự kiện 11/9

Những tranh cãi về việc Arập Xê út có đứng đằng sau nhóm khủng bố tấn công Tòa tháp đôi ở New York và Lầu Năm Góc hay không được kéo dài suốt 15 năm qua.

15 trong số 19 tên không tặc lái 3 chiếc máy bay dân dụng tấn công nước Mỹ năm 2001 là người Arập Xê-út.

Chính phủ Arập Xê-út đã nhiều lần phủ nhận liên quan vụ việc này và nhiều lần vận động hành lang phản đối dự luật trên.

Mãi đến ngày 15/7 vừa qua, Mỹ mới công bố một bản báo cáo điều tra lưỡng viện Quốc hội Mỹ năm 2002. Trong bản báo cáo dày 28 trang, các cơ quan tình báo Mỹ khẳng định đã không “xác định được” mối quan hệ giữa chính quyền Arập Xê-út với các hung thủ của các tấn công ngày 11/9.

Tuy nhiên, các nhà làm luật ở Mỹ không nghe và vẫn tiếp tục thông qua JASTA. Dự luật vừa được thông qua cho phép những người sống sót và gia đình các nạn nhân thiệt mạng trong các vụ tấn công khủng bố kiện các chính phủ nước ngoài tại tòa án liên bang Mỹ và đòi bồi thường nếu các chính phủ đó bị chứng minh phải chịu tránh nhiệm trong các cuộc tấn công trên đất Mỹ.

Để thành luật, JASTA còn phải được Tổng thống Obama ký ban hành. Tuy nhiên, Nhà Trắng dọa phủ quyết dự luật này do quan ngại rằng dự luật này sẽ làm suy yếu các mối quan hệ của Mỹ với Arập Xê-út, làm cho các công dân Mỹ ở nước ngoài đứng trước những rủi ro pháp lý và tạo tiền lệ cho các vụ kiện của nước ngoài chống lại Mỹ, cũng vì tội “bảo trợ khủng bố”.

Đây mới là điểm quan trọng. Từ trước đến nay, Mỹ dùng không biết bao nhiêu lần các tổ chức khủng bố để lật đổ các chính thể mà họ không ưa. Trong quá khứ, Mỹ từng dùng Taliban, Al-Qaeda để lật đổ các chính quyền ở Trung Đông. Bây giờ Mỹ còn đang bị báo buộc hỗ trợ cho hai nhóm phiến quân (bị coi là khủng bố) để lật đổ chính quyền Tổng thống Assad ở Syria.

Việc làm của các nghị sĩ Mỹ là chính đáng vì họ đại diện cho người dân nên phải nên tiếng để bảo vệ quyền lợi của cử tri. Nhưng việc làm đó vô hình trung đang “vạch áo cho người xem lưng”.

Nh.Thạch

  • bidv-tiet-kiem-mua-vang-ron-rang-tai-loc