Xung đột Nga - Ukraine

Một năm nhìn lại và bài học tự chủ an ninh năng lượng

09:48 | 20/12/2022

348 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
Cuộc xung đột Nga - Ukraine bắt đầu từ ngày 24/2/2022 đến nay đã gần một năm, gây ra nhiều tác động quốc tế trong đó có vấn đề bảo đảm an ninh năng lượng. Là quốc gia có nền kinh tế với độ mở cao, sau một năm nhìn lại sự kiện này, giúp chúng ta có thêm nhiều bài học trong xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ, hội nhập và phát triển, ứng phó hiệu quả với những thách thức, tự chủ về an ninh năng lượng trong một thế giới nhiều biến đổi.
Một năm nhìn lại và bài học tự chủ  an ninh năng lượng

Bức tranh hỗn loạn của cuộc khủng hoảng năng lượng toàn cầu

Đánh giá đó hoàn toàn đúng khi Giám đốc Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) Fatih Birol nhận định: Thế giới đang đứng trước "cuộc khủng hoảng năng lượng toàn cầu thực sự đầu tiên".

Những nhận định trên càng rõ hơn nếu nhìn lại diễn biến thị trường. Nga là quốc gia xuất khẩu dầu mỏ đứng thứ hai thế giới, chỉ sau Saudi Arabia. Với trữ lượng khí đốt tự nhiên lớn nhất thế giới, Nga chi phối hơn 40% nhu cầu khí đốt của các nước Liên minh Châu Âu (EU). Trong khi đó, trữ lượng than đá của Nga cũng đứng tốp đầu thế giới, khoảng 173 tỷ tấn.

Một năm nhìn lại và bài học tự chủ  an ninh năng lượng

Khi Moskva hạn chế xuất khẩu khí đốt sang châu Âu nhằm trả đũa các lệnh trừng phạt của Mỹ và đồng minh liên quan “chiến dịch quân sự đặc biệt” của Nga ở Ukraine, thị trường năng lượng châu Âu đã phải một phen chao đảo. Đỉnh điểm như hồi tháng 8 vừa qua, sau khi Nga dừng bơm khí đốt qua đường ống Nord Stream 1 dẫn tới Đức, giá khí đốt giao sau trên sàn TTF ở Hà Lan - giá tham chiếu của thị trường khí đốt châu Âu - có thời điểm nhảy vọt qua mốc 300 Euro/megawatt giờ.

Giá dầu mỏ theo đó cũng tăng đột biến, vượt mức 100USD/thùng. Những biến động về giá năng lượng ngay lập tức tác động tiêu cực đến các lĩnh vực khác của đời sống kinh tế-xã hội châu Âu. Ở một số nơi như Đức, Pháp, Tây Ban Nha, Italy... người dân bất mãn xuống đường biểu tình vì lạm phát, chi phí sinh hoạt leo thang, nguy cơ thiếu khí đốt sưởi ấm khi mùa Đông đang cận kề.

Một năm nhìn lại và bài học tự chủ  an ninh năng lượng

Giá năng lượng và thực phẩm tăng cao đã làm xói mòn sức mua của người tiêu dùng, đồng thời khiến lạm phát ở nhiều quốc gia khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) tiếp tục ghi nhận thêm mức cao kỷ lục mới trong tháng 10 với hai con số. Như tại Đức, lạm phát đã tăng 10,4% trong tháng 10, cao hơn so với mức kỷ lục 10% ghi nhận tháng trước đó, con số này tại Italy là 11,9% và tại Pháp là 6,2%. Các chuyên gia nhận định, một cuộc suy thoái kéo dài là điều khó tránh khỏi. Theo phân tích của Ngân hàng Thế giới (WB): Giá dầu ảnh hưởng tới 64% biến động giá lương thực. Cụ thể, năm 2022, lạm phát đã trở thành một hiện tượng toàn cầu, tác động 100% các nước tiên tiến, 87% các thị trường mới nổi và các nền kinh tế đang phát triển.

Khoảng 2/3 các nền kinh tế tiên tiến và hơn một nửa các thị trường mới nổi có mức lạm phát cao hơn mức lạm phát mục tiêu vào năm 2021. Điều này khiến việc quản lý tiền tệ thắt chặt hơn. Cũng theo số liệu từ Báo cáo triển vọng kinh tế toàn cầu (tháng 2-2022) của WB, sau hơn 2 năm đại dịch, cùng với tác động lan toả từ cuộc xung đột giữa Nga và Ukraina, hoạt động kinh tế toàn cầu giảm mạnh, dự kiến chỉ đạt 2,9% năm 2022, một trong những lý do là giá năng lượng ngày một tăng, tình trạng thiếu hụt và giá các nguyên liệu đầu vào tăng cao đã xảy ra trong các chuỗi giá trị toàn cầu, dẫn tới sản xuất đình trệ và giá sản xuất tăng lên.

Một năm nhìn lại và bài học tự chủ  an ninh năng lượng

Những ngành công nghiệp tiêu thụ nhiều khí đốt của châu Âu cũng đang trầy trật chống đỡ. Hãng hoá chất khổng lồ của Đức BASF tuyên bố sẽ giảm vĩnh viễn quy mô tại châu Âu vì giá năng lượng tăng cao khiến cho sức hấp dẫn của thị trường khu vực này suy giảm. Công ty này cho biết, trong 9 tháng đầu, chi phí về khí đốt của BASF tại châu Âu tăng 2,2 tỷ Euro so với cùng kỳ năm ngoái.

Đến nay, tác động cuộc khủng hoảng Ukraine liên quan vấn đề năng lượng không còn là câu chuyện của riêng quốc gia, khu vực nào, mà đã lan ra toàn cầu.

Một năm nhìn lại và bài học tự chủ  an ninh năng lượng

Về Ukraine, quốc gia này nằm trên lục địa Âu-Á, là “vùng đệm tự nhiên” giữa Đông và Ây, nơi trung chuyển khí đốt quan trọng từ Nga sang châu Âu, với 40 tỉ mét khối mỗi năm. Chính vì thế, khủng hoảng leo thang khiến nguồn năng lượng từ Nga tới các nước bị hạn chế hoặc phải thông qua con đường khác với chi phí logistics cao hơn, thậm chí là ngưng trệ vì nhiều hãng tàu biển từ chối vận chuyển do e ngại lệnh trừng phạt.

Hơn nữa, cuộc khủng hoảng Ukraine diễn ra ngay đúng thời điểm kinh tế toàn cầu chưa phục hồi hoàn toàn sau hai năm chống chọi với đại dịch Covid-19. Ngành năng lượng trước đó đã đứng trước nguy cơ đứt gãy chuỗi cung ứng, xung đột quân sự càng khiến tình hình thêm trầm trọng, nhất là trong bối cảnh hiện nay các quốc gia có sự liên kết chặt chẽ hơn trong chuỗi cung ứng, bất kỳ sự xáo trộn nào đều có thể tác động dữ dội hơn đến thị trường toàn cầu.

Một năm nhìn lại và bài học tự chủ  an ninh năng lượng

Những giải pháp tình thế

Nguồn cung khí đốt từ Nga bị cắt giảm, để lấp đầy 85% các kho dự trữ trước mùa Đông, châu Âu đã phải chấp nhận mức giá cao hơn khi chào mua khí tự nhiên hoá lỏng (LNG) của Mỹ, Qatar hay mua khí đốt của Na Uy, Algeria, thậm chí từ cả các quốc gia xa xôi như Azerbaijan hay một số nước ở châu Phi, vùng Vịnh.

Điển hình như Italy đã triển khai chiến dịch "Operation Thermostat", theo đó giảm nhiệt sưởi ấm và giảm điều hòa không khí tại trường học và các tòa nhà công. Tại Đức, các tòa nhà công sở, trong đó có cả tòa nhà quốc hội, sẽ không sử dụng nước nóng. Từ tháng 9, các bể bơi tư nhân bị cấm sử dụng hệ thống sưởi ấm. Một số thành phố phải hạ mức nhiệt tại các bể bơi, giảm số đèn chiếu sáng đô thị.

Một năm nhìn lại và bài học tự chủ  an ninh năng lượng

Còn tại Pháp, các cửa hàng được yêu cầu đóng cửa khi bật điều hòa không khí, nếu vi phạm sẽ bị phạt. Các màn hình quảng cáo có lắp đèn chiếu sáng bị cấm hoạt động từ 1-6h sáng hằng ngày, trừ những nơi như sân bay hay ga tàu hỏa.

Tây Ban Nha áp dụng các quy định hạn chế sử dụng điều hòa không khí và không đặt nhiệt độ thấp hơn 27 độ C trong những tháng nóng nhất trong năm. Từ 22h, các cửa hàng phải tắt các đèn cửa sổ, đèn trang trí tại các tòa nhà công cũng phải tắt. Quy định áp dụng với hầu hết các lĩnh vực, từ các phương tiện giao thông công cộng đến các cửa hàng, văn phòng, nhà hát và rạp chiếu phim. Trong khi đó, mức nhiệt sưởi ấm tối đa trong mùa Đông là 19 độ C. Đến cuối tháng 9, tất cả những cơ sở có điều hòa nhiệt độ hoặc hệ thống sưởi ấm tại nước này đều phải có hệ thống đóng mở cửa tự động để tránh lãng phí điện.

Một năm nhìn lại và bài học tự chủ  an ninh năng lượng

Tình trạng thiếu điện cũng khiến Thủ đô Vienna (Áo) quyết định sẽ không thắp sáng đèn Giáng sinh ở đại lộ Ring nổi tiếng bao quanh trung tâm thủ đô. Đèn chiếu sáng tại chợ Giáng sinh ở quảng trường trước tòa nhà thị chính sẽ chỉ được bật vào ban đêm.

An ninh năng lượng vẫn mong manh

Theo một báo cáo của Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA): Cho dù có trong tay dự trữ khí đốt ít nhất 90%, EU vẫn có thể đối mặt sự gián đoạn nguồn cung vào đầu năm tới nếu Nga quyết định cắt hẳn cung cấp khí đốt cho châu Âu. Nguồn dự trữ có thể phải dùng đến khi nhiệt độ thời tiết giảm sâu.

Một năm nhìn lại và bài học tự chủ  an ninh năng lượng

Như vậy, các vấn đề về nguồn cung được dự báo sẽ còn kéo dài. Bởi không phải nguồn cung nào cũng dồi dào, giá rẻ như của Nga. Bộ trưởng Năng lượng Qatar Saad al-Kaabi phát biểu tại một hội nghị về khí đốt ở Doha hôm 22-2 đã chỉ ra: Hầu hết nguồn cung LNG đều gắn với các hợp đồng dài hạn và điểm đến rất rõ ràng. Do đó, để thay thế khối lượng khổng lồ này một cách nhanh chóng là điều gần như không thể.

Timera Energy - công ty phân tích thị trường có trụ sở tại Anh trên cơ sở phân tích nguyên do trong hạn chế về nguồn cung, việc cắt giảm nhu cầu, chính sách tự nguyện…, đã đưa ra kết luận: Cuộc khủng hoảng năng lượng hiện nay ở châu Âu “còn lâu mới kết thúc”.

Một năm nhìn lại và bài học tự chủ  an ninh năng lượng

Còn tại châu Á, tình trạng thiếu hụt nhiên liệu và mất điện liên tục xảy ra tại nhiều nơi. Các cuộc biểu tình lớn do chi phí năng lượng tăng cao và tình trạng thiếu nhiên liệu đã nổ ra ở nhiều nước như: Ecuador, Ghana, Cameroon, Argentina và Peru. Tại Nam Á, Chính phủ Sri Lanka thậm chí đã phải ban bố lệnh làm việc tại nhà để tiết kiệm điện. Tình trạng tương tự cũng diễn ra ở Pakistan, khi thời gian làm việc của nhân viên chính phủ được rút ngắn để giảm bớt gánh nặng cho lưới điện quốc gia. Riêng ở Ấn Độ, tháng 5 vừa qua, khoảng 16 trong số 28 bang - tức là nơi sinh sống của hơn 700 triệu người - phải vật lộn với cảnh mất điện từ 2-10 giờ mỗi ngày. Điều này buộc chính phủ Ấn Độ phải tăng mua than của nước ngoài dù giá cả đắt đỏ, đồng thời đảo ngược các chính sách môi trường để mở rộng khai thác than.

Trong khi đó, chính quyền nhiều nơi tại Nhật Bản cũng lo lắng không kém, nhất là sau đợt thiếu điện nặng nề hồi tháng 3-2022 vừa qua. Một đợt lạnh lúc đó khiến nhu cầu dùng điện tăng mạnh trong khi chỉ vài ngày trước, một trận động đất khiến nhiều nhà máy than và khí đốt phải ngừng hoạt động.

Một năm nhìn lại và bài học tự chủ  an ninh năng lượng

Những tác động tới Việt Nam

Phát biểu khai mạc Hội nghị Trung ương 6 vào tháng 10/2022, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đánh giá: "Cuộc xung đột kéo dài tại Ukraine, các lệnh trừng phạt của Mỹ và các nước Phương Tây đối với Nga; cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn; các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 tại Trung Quốc; thiên tai, lũ lụt, hạn hán kéo dài trên diện rộng ở Trung Quốc, các nước EU,... đã làm cho chuỗi cung ứng bị gián đoạn, giá dầu thô, lương thực, thực phẩm và nhiều vật tư, nguyên liệu đầu vào tăng mạnh, lạm phát tăng cao đột biến ở hầu hết các quốc gia và đối tác lớn..."

Là nền kinh tế lớn thứ 40 của thế giới và là nền kinh tế có độ mở lớn, theo các chuyên gia, Việt Nam khó có thể đứng ngoài những biến động của thị trường năng lượng toàn cầu.

Phát biểu khai mạc Hội nghị Trung ương 6 vào tháng 10/2022, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đánh giá: "Cuộc xung đột kéo dài tại Ukraine, các lệnh trừng phạt của Mỹ và các nước Phương Tây đối với Nga; cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn; các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 tại Trung Quốc; thiên tai, lũ lụt, hạn hán kéo dài trên diện rộng ở Trung Quốc, các nước EU,... đã làm cho chuỗi cung ứng bị gián đoạn, giá dầu thô, lương thực, thực phẩm và nhiều vật tư, nguyên liệu đầu vào tăng mạnh, lạm phát tăng cao đột biến ở hầu hết các quốc gia và đối tác lớn. Ở trong nước, bên cạnh những thời cơ, thuận lợi, chúng ta tiếp tục phải đối mặt với những khó khăn, thách thức mới, nặng nề hơn: Phải tiếp tục xử lý những tồn tại, yếu kém vốn có của nền kinh tế, đã tích tụ từ lâu và trầm trọng hơn do tác động của đại dịch COVID-19; kiểm soát dịch COVID-19, phòng, chống dịch cúm A, sốt xuất huyết, đậu mùa khỉ Châu Phi và các loại dịch bệnh, thiên tai, bão lũ diễn biến phức tạp, trái quy luật khác; giá cả hàng hoá, vật tư, nguyên liệu cho sản xuất, nhất là giá xăng dầu, chi phí đầu vào, vận tải tăng cao, ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của nhiều doanh nghiệp, ngành, lĩnh vực và đời sống nhân dân..."

Một năm nhìn lại và bài học tự chủ  an ninh năng lượng

Theo nhận định của Bộ Công Thương, thị trường xăng dầu thế giới vẫn tiếp tục chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố địa chính trị khác nhau như: xung đột giữa Nga và Ukraine, sản lượng khai thác dầu của OPEC, bất ổn chính trị tại Libya, thỏa thuận hạt nhân giữa Mỹ và Iran chưa có tiến triển…, do đó giá xăng dầu tiếp tục diễn biến phức tạp; giá dầu tăng cao trong khi đây là nguồn nguyên liệu chính cho sản xuất và tiêu dùng; tình trạng thiếu hụt gián đoạn nguồn cung, chi phí sản xuất, vận tải toàn cầu gia tăng… tạo áp lực lên lạm phát, giá cả hàng hóa trong nước, ảnh hưởng đến kích cầu tiêu dùng đối với thương mại.

PGS.TS. Đinh Trọng Thịnh cho biết, năm 2022 là năm cực kỳ đặc biệt trong khoảng 40 năm qua của thị trường Việt Nam và với cả thị trường thế giới cũng rất đặc biệt. Từ khi bắt đầu bùng phát xung đột tại Ukraina đã tác động đến thị trường xăng dầu khiến giá thế giới tăng đến 60%.

Cùng quan điểm trên, ông Bùi Ngọc Bảo – Chủ tịch hiệp hội xăng dầu Việt Nam chia sẻ, cuộc khủng hoảng năm 2022 có những dị biệt: giá dầu thô có lúc lên rất cao và xuống cũng rất thấp. Nhưng vấn đề quan trọng hơn là cơ cấu sản phẩm xăng dầu bị ảnh hưởng bởi tác động này. Do đó, chỉ một mặt hàng diezel là phải thay thế giá gas. Chính vì thế, có những thời điểm giá diezel vọt lên cao nhất mọi thời đại. Giá dầu diezel cộng thêm các loại phụ phí có thời điểm lên cao nhất tới gần 200 USD/thùng. Thứ hai là năm 2022 là năm đặc biệt: mức độ tăng, tần suất tăng, giảm là ở mức độ cực kỳ lớn. Cụ thể, trong 1 ngày, giá dầu có thể biển động 10-12 USD trên một phiên giao dịch. Trong khi trước đây, chu kỳ này phải mất 15-20 ngày thậm chí 1 tháng.

Một năm nhìn lại và bài học tự chủ  an ninh năng lượng

Phân tích cụ thể hơn về những tác động của giá xăng dầu, chuyên gia Nguyễn Bích Lâm cho biết, kinh tế nước ta phụ thuộc nhiều vào nguyên vật liệu nhập khẩu từ bên ngoài, với tỷ lệ chi phí nguyên vật liệu nhập khẩu trong tổng chi phí nguyên vật liệu của toàn nền kinh tế là 37%. Khi giá xăng dầu thế giới tăng sẽ làm tăng giá nguyên vật liệu nhập khẩu và nguyên vật liệu trong nước.

Trong hoạt động sản xuất hàng hoá và dịch vụ, tuỳ theo quy trình sản xuất của mỗi ngành, có thể thấy hầu hết các ngành dù nhiều hay ít đều sử dụng xăng dầu. Chi phí xăng dầu chiếm khoảng 3,52% trong tổng chi phí sản xuất của toàn nền kinh tế.

Đặc biệt, giá xăng dầu tăng có tác động rất mạnh tới các ngành sử dụng nhiều xăng dầu như: đánh bắt thủy sản, vận tải hàng hoá và hành khách đường bộ, đường thuỷ và đường hàng không.

Một năm nhìn lại và bài học tự chủ  an ninh năng lượng
Một năm nhìn lại và bài học tự chủ an ninh năng lượng

Bên cạnh tác động trực tiếp làm tăng giá thành sản phẩm, giá xăng dầu tăng còn làm tăng giá hàng hoá trong khâu lưu thông, tạo áp lực lên lạm phát, giảm sức cạnh tranh của hàng hoá sản xuất trong nước, tác động xấu đến tăng trưởng kinh tế.

Đối với nền kinh tế nước ta, khi giá xăng dầu tăng 10% làm GDP giảm khoảng 0,5 %, mức giảm khá lớn, phản ánh tác động rất mạnh của biến động giá xăng dầu tới tăng trưởng kinh tế.

Giá xăng dầu tăng không chỉ tác động làm tăng giá thành sản phẩm hàng hóa và dịch vụ, mà còn trực tiếp làm tăng chỉ số giá tiêu dùng (CPI), ảnh hưởng đến thu nhập và chi tiêu của người dân. Giá xăng dầu tăng 10% làm cho chỉ số CPI tăng 0,36 điểm phần trăm.

Bên cạnh đó, chi tiêu cho xăng dầu chiếm 1,5% trong tổng tiêu dùng cuối cùng của hộ gia đình. Khi giá xăng dầu tăng cao, hộ gia đình sẽ cơ cấu lại và cắt giảm một phần chi tiêu, điều này làm giảm tổng cầu của nền kinh tế.

Còn theo TS Cấn Văn Lực, Chuyên gia Kinh tế trưởng Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV), Thành viên Hội đồng Tư vấn Chính sách Tài chính - tiền tệ quốc gia, giá dầu tăng góp phần làm tăng nguồn thu ngân sách nhà nước từ dầu thô.

Một năm nhìn lại và bài học tự chủ  an ninh năng lượng
Một năm nhìn lại và bài học tự chủ an ninh năng lượng

Hiện nay, tuy là quốc gia khai thác và xuất khẩu dầu mỏ, nhưng chúng ta vẫn phải nhập khẩu dầu thô về để chế biến. Lệnh cấm vận của EU đối với dầu của Nga sẽ bắt đầu từ ngày 5-12. Sau lệnh cấm này sẽ là việc ngừng nhập khẩu các sản phẩm dầu của Nga vào tháng 2-2023. Điều này sẽ hạn chế khả năng vận chuyển dầu thô và các sản phẩm của Nga trên toàn thế giới và hệ quả là thị trường sẽ bị thắt chặt nguồn cung. Hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp Việt Nam trong lĩnh vực công nghiệp dầu mỏ sẽ bị ảnh hưởng, trong đó có cả việc nhập khẩu thiết bị năng lượng.

Theo ông Hà Đăng Sơn, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu năng lượng và tăng trưởng xanh, trong bối cảnh khủng hoảng năng lượng hiện nay, Việt Nam đang đối mặt với những tác động kép khi giá dầu khí, giá than đều tăng. Việt Nam đang trong quá trình chuyển dịch về cơ cấu năng lượng theo hướng đẩy mạnh tỷ trọng năng lượng tái tạo trong cơ cấu cung ứng năng lượng. Việt Nam cũng đang chuyển dịch dần từ sử dụng than sang sử dụng các nguồn khí bao gồm cả khí sản xuất trong nước và những nguồn khí nhập khẩu như LNG. Vì vậy, khi khủng hoảng năng lượng xảy ra tại châu Âu và thế giới, Việt Nam gặp phải một cạnh tranh rất là lớn về nguồn cung.

Để giảm thiểu tác động tiêu cực do giá xăng dầu tăng cao, Việt Nam cũng đã có những giải pháp hữu hiệu, trong đó có giảm thuế xăng dầu, sử dụng quỹ bình ổn. Nhờ đó, giá xăng dầu đã được kéo xuống thấp giúp giảm áp lực tới lạm phát và tác động tích cực tới hoạt động động sản xuất kinh doanh, lưu thông hàng hoá; giảm bớt khó khăn cho người dân, qua đó làm tăng tổng cầu của nền kinh tế.

Bên cạnh đó, giá xăng dầu giảm sẽ làm cho chỉ số CPI giảm theo, giúp cho tăng trưởng GDP tăng. Tuy nhiên, việc giảm thuế phí xăng dầu có thể ảnh hưởng đến nguồn thu ngân sách cũng như đầu tư dài hạn cho ngành năng lượng, ảnh hưởng đến phát triển kinh tế xã hội.

Theo Báo Công Thương

EVN - đồng hành cùng khách hàng sử dụng điện an toàn, tiết kiệm và hiệu quảEVN - đồng hành cùng khách hàng sử dụng điện an toàn, tiết kiệm và hiệu quả
Bản tin Năng lượng xanh: Quan tâm về an ninh năng lượng dẫn đến bùng nổ công suất năng lượng tái tạoBản tin Năng lượng xanh: Quan tâm về an ninh năng lượng dẫn đến bùng nổ công suất năng lượng tái tạo
Vì sao châu Âu chưa hết lo lắng dù giá khí đốt lao dốc mạnh?Vì sao châu Âu chưa hết lo lắng dù giá khí đốt lao dốc mạnh?
Tiết kiệm năng lượng: Từ hoạch định chính sách đến hành động thực tếTiết kiệm năng lượng: Từ hoạch định chính sách đến hành động thực tế
Eni: Italy cần thêm cơ sở nhập khẩu LNG để đảm bảo an ninh năng lượngEni: Italy cần thêm cơ sở nhập khẩu LNG để đảm bảo an ninh năng lượng

  • top-right-banner-chuyen-muc-pvps
  • bidv-tiet-kiem-mua-vang-ron-rang-tai-loc
  • nang-luong-cho-phat-trien
  • pvoil-duong-xa-them-gan
  • vietinbank
  • top-right-banner-chuyen-muc-pvps