Một công ty Việt sẽ sản xuất vắc xin theo công nghệ chuyển giao với Mỹ?
Theo thông tin đăng trên trang web của Bộ, loại vắc xin này sẽ được sản xuất theo công nghệ mRNA. Nhà máy do doanh nghiệp Việt đầu tư có thể sản xuất tới 200 triệu liều vắc xin mỗi năm và dự kiến bắt đầu sản xuất từ quý IV/2021 hoặc quý I/2022, Bộ cho hay.
![]() |
Một doanh nghiệp Việt Nam được cho là sẽ sản xuất vắc xin Covid-19 theo công nghệ Mỹ (Ảnh: Bloomberg). |
Trước đó, Việt Nam đã phê duyệt vắc xin Covid-19 của Pfizer, bên cạnh vắc xin Sinopharm và AstraZeneca. Hiện nay, Moderna Inc. và Pfizer Inc. là hai công ty sử dụng công nghệ mRNA để sản xuất vắc xin Covid-19.
Trước đó, một doanh nghiệp là Công ty Cổ phần Công nghệ sinh học Vinbiocare được "khai sinh" vào ngày 3/6 vừa qua.
Theo dữ liệu trên Cổng thông tin quốc gia về doanh nghiệp, Vinbiocare có mã ngành chính là 2100, chuyên sản xuất thuốc, hóa dược và dược liệu. Cụ thể, doanh nghiệp sản xuất vắc xin, huyết thanh và các thành phần của máu; các loại thuốc khác, bao gồm chất vi lượng, thuốc chẩn đoán; sản xuất hóa dược.
Vốn điều lệ của Vinbiocare được công bố ở mức 200 tỷ đồng. Công ty có trụ sở chính nằm trong khu đô thị Vinhomes Ocean Park (Gia Lâm, Hà Nội).
Theo Dân trí
dantri.com.vn
-
Chuyên gia: "Việt Nam sẽ xanh hơn từ hàng triệu hành động nhỏ mỗi ngày"
-
Vingroup phát động chiến dịch "Thứ 4 Ngày Xanh" - Tiên phong sống xanh bền vững
-
UBND Thành phố Huế và Tập đoàn Vingroup ký kết hợp tác toàn diện về chuyển đổi xanh, phát triển bền vững
-
Người nổi tiếng ủng hộ chiến dịch “Vì Thủ đô trong xanh”
-
Vingroup phát động chiến dịch “Vì Thủ đô trong xanh”
-
Tuyên bố chung về những định hướng lớn của quan hệ Đối tác Chiến lược toàn diện Việt Nam - Nga trong giai đoạn hợp tác mới
-
Việt Nam luôn tri ân sự giúp đỡ chí tình của các chuyên gia Liên Xô và Nga
-
Sửa đổi Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả: Thiết lập cơ chế hỗ trợ và giám sát rõ ràng
-
Đẩy mạnh phân cấp, phân quyền cho địa phương, tránh chồng chéo trong lập quy hoạch
-
Tạo hành lang pháp lý, cơ chế ưu đãi thúc đẩy ngành công nghiệp công nghệ số