Lukoil nắn đường ống dẫn dầu né lệnh cấm vận của EU
![]() |
Khi chiến tranh Nga – Ukraine nổ ra, Liên minh châu Âu (EU) đã áp dụng nhiều biện pháp trừng phạt chống lại Nga, trong đó có lệnh cấm vận dầu mỏ từ Nga. Lệnh cấm vận sẽ đi vào hiệu lực từ ngày 5/12.
Tuy nhiên, lệnh cấm sẽ không gây ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu dầu qua đường ống của CPC. Trên thực tế, đường ống này có vai trò thiết yếu trong việc vận chuyển dầu từ Kazakhstan đến cảng Novorossiisk của Nga bên bờ Biển Đen.
Một trong những nguồn tin cho biết: “Dầu mỏ của Nga đang rời khỏi BTC. Vì các lệnh trừng phạt, BTC sẽ không vận chuyển dầu mỏ từ Nga nữa”.
Những nguồn khác - tất cả đều yêu cầu giấu tên, cho biết các cổ đông phương Tây của BTC đều hỗ trợ động thái này.
Theo số liệu hiện nay, Lukoil xuất khẩu khoảng 2 triệu tấn dầu/năm qua đường ống này. Dầu được được khai thác từ các mỏ tên Yuri Kortchagin và Filanovsky, đều ở Biển Caspi và do Lukoil sở hữu.
Theo tính toán của Reuters và lịch cung hàng trong đầu tháng tới, hạn ngạch xuất khẩu của Loukoil qua đường ống CPC dự kiến sẽ tăng từ 364.000 tấn trong tháng 11 lên 660.000 tấn trong tháng 12.
![]() |
Cả Lukoil và CPC đều từ chối bình luận về chủ đề này. Công ty dầu mỏ nhà nước Cộng hòa Azerbaijan (SOCAR) – khách hàng mua dầu từ Lukoil qua đường ống BTC và BP – công ty quản lý hệ thống đường ống này, cũng đã không trả lời yêu cầu bình luận.
Hiện nay, hơn 80% lượng dầu đi qua đường ống CPC đến từ Kazakhstan. Trong khi đó, dầu của Nga chỉ chiếm khoảng 10%.
Ngoài ra, dầu Black Sea CPC Blend BFO-CPC, xuất khẩu qua đường ống CPC, đang được giao dịch với mức giá chiết khấu rất cao so với dầu BFO-AZR, được giao từ Azerbaijan bằng đường ống BTC.
Đường ống BTC có công suất dẫn 1 triệu thùng/ngày. Tuy nhiên, trong năm nay, BTC không hoạt động được hết công suất vì lượng giao hàng dự kiến chỉ đạt 660.000 thùng/ngày.
Các nhà xuất khẩu dầu chính qua đường ống BTC là SOCAR và BP, cùng với MOL của Hungary, ExxonMobil của Mỹ và công ty dầu khí nhà nước TPAO của Thổ Nhĩ Kỳ.
Chủ tịch Lukoil qua đời sau một "căn bệnh nghiêm trọng" | |
Chính phủ Ý xem xét việc mua bán nhà máy lọc dầu Nga | |
Lukoil bị ép duy trì hoạt động tại Ý |
Ngọc Duyên
AFP
- California mở cuộc điều tra nguyên nhân khiến giá khí đốt tự nhiên tăng cao
- Bản tin Năng lượng xanh: Chính phủ Hà Lan đặt mục tiêu xây dựng cơ sở hydro xanh ngoài khơi 500 MW
- Bản tin Năng lượng Quốc tế 21/3: Sản lượng dầu khí Iran sắp bùng nổ
- Thổ dân Peru chiếm đóng giàn khoan dầu ở Amazon, bắt giữ 41 công nhân
- Tin hoạt động của các công ty năng lượng trong tuần qua (13-19/3/2023)
- Bản tin Năng lượng Quốc tế 20/3: Trung Quốc sẽ tiêu thụ 1/3 lượng điện toàn cầu
- SVB sụp đổ ảnh hưởng ra sao đến các quỹ đầu tư mạo hiểm ở Đông Nam Á?
- Vì sao TotalEnergies bán 1.600 trạm xăng dầu ở châu Âu?
- Châu Âu và NATO thảo luận việc bảo vệ hạ tầng khí đốt ở Biển Bắc
- Kinh tế Trung Quốc: "Lung lay" trụ cột tiêu dùng
- Tổng thư ký NATO thị sát mỏ khí đốt lớn nhất Na Uy
- Những sự kiện nổi bật trên Thị trường Năng lượng Quốc tế tuần từ 13/3 - 18/3
-
California mở cuộc điều tra nguyên nhân khiến giá khí đốt tự nhiên tăng cao
-
Công ty Dầu mỏ Kuwait tuyên bố “tình trạng khẩn cấp” sau sự cố tràn dầu
-
Bản tin Năng lượng xanh: Chính phủ Hà Lan đặt mục tiêu xây dựng cơ sở hydro xanh ngoài khơi 500 MW
-
Bản tin Năng lượng Quốc tế 21/3: Sản lượng dầu khí Iran sắp bùng nổ
-
Thổ dân Peru chiếm đóng giàn khoan dầu ở Amazon, bắt giữ 41 công nhân