Lenovo làm gián điệp như thế nào? (Bài 3)

07:00 | 10/01/2016

1,714 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
Tuyên bố gửi hãng tin AFP ngày 2/8/2013 của ông Eric Xu, Phó Chủ tịch Tập đoàn viễn thông Hoa Vi (một trong ba quan chức điều hành cấp cao luân phiên của tập đoàn này) khiến dư luận và giới chuyên môn quan tâm.
Lenovo làm gián điệp như thế nào? (Bài 2)
Lenovo làm gián điệp như thế nào? (Bài 1)

Bài 3: Mối quan tâm của Mỹ và phương Tây

Bởi ông Eric Xu đã bác bỏ cáo buộc trước đó của cựu Giám đốc CIA Michael Hayden. Điều đáng nói là việc bác bỏ diễn ra khoảng 2 tuần sau cáo buộc của ông Michael Hayden. Và đây không phải lần đầu tiên Tập đoàn viễn thông Hoa Vi (gọi tắt là Hoa Vi) bị cáo buộc như vậy. Theo ông Eric Xu, những cáo buộc của ông Michael Hayden về Hoa Vi trong cuộc phỏng vấn với tạp chí Financial Review của Australia hôm 19/7/2013 là mang tính bôi nhọ, vô căn cứ.

Ông Michael Hayden cho rằng, Hoa Vi  làm gián điệp cho Trung Quốc và Bắc Kinh đã tham gia hoạt động gián điệp không giới hạn chống phương Tây. Ngoài ra, mạng lưới tình báo phương Tây đã có bằng chứng vững chắc về việc Hoa Vi làm gián điệp cho chính phủ Trung Quốc. Ông Michael Hayden thậm chí còn tuyên bố, Hoa Vi từng tiếp cận ông mấy năm trước nhưng bất thành trong việc thuyết phục cựu Giám đốc CIA ủng hộ tập đoàn này tham gia vào cơ sở hạ tầng thông tin liên lạc quan trọng của Mỹ.

Ông Eric Xu đã bác cáo buộc này, đồng thời khẳng định, Hoa Vi không hề liên lạc với ông Michael Hayden như cựu Giám đốc CIA tuyên bố. Người phụ trách toàn cầu của Hoa Vi về an ninh mạng John Suffolk đánh giá phát biểu của ông Michael Hayden là những lời gièm pha cũ rích, vô căn cứ và vu khống, đồng thời thách cựu Giám đốc CIA công bố bằng chứng.

lenovo lam gian diep nhu the nao bai 3
Tòa nhà Lenovo tại Bắc Kinh

Giám đốc Trung tâm nghiên cứu quốc tế và chiến lược (CSIS) tại Washington James Lewis cho rằng, những bình luận của cựu giám đốc CIA phản ánh quan điểm của chính phủ Mỹ. Đây là lần đầu tiên một quan chức cấp cao Mỹ khẳng định: có bằng chứng buộc tội Hoa Vi làm gián điệp cho chính phủ Trung Quốc.

Gần 3 năm trước (9/5/2013), người sáng lập kiêm Chủ tịch Hội đồng quản trị Hoa Vi, ông Nhậm Chính Phi bất ngờ xuất hiện để bác bỏ mọi cáo buộc nhắm vào Tập đoàn viễn thông Hoa Vi. Và đó là lần đầu tiên sau hơn 25 năm, ông Nhậm Chính Phi chấp nhận trao đổi với giới truyền thông.

Tại cuộc phỏng vấn, ông Nhậm Chính Phi tuyên bố, không có mối liên hệ nào tới những vấn đề an ninh mạng mà Mỹ gặp phải trong quá khứ, hiện tại cũng như tương lai bởi thiết bị của Hoa Vi ít được dùng trong các hệ thống mạng của Mỹ. Tính đến giữa năm 2011, Hoa Vi có 12 chi nhánh và 7 trung tâm nghiên cứu-phát triển tại Mỹ, trong đó 75% nhân viên là người mang quốc tịch Mỹ. Nhưng trong năm 2011, Mỹ đã chặn đứng vụ Hoa Vi mua hãng máy tính 3Leaf Systems tại California.

Gần 3 năm trước (20/2/2013), Washington từng công bố chiến lược nhằm đối phó với tình trạng đánh cắp bí mật thương mại ngày càng gia tăng và nghiêm trọng. Chiến lược này được ban hành chỉ 1 ngày sau khi Washington bày tỏ quan ngại sâu sắc về các cuộc tấn công tin tặc có xuất xứ từ Trung Quốc liên tục nhắm vào các cơ quan và tổ chức ở Mỹ. Khi đó, phát ngôn viên của Hội đồng An ninh Quốc gia Tommy Vietor cho biết, Nhà Trắng đã nhận thức được nội dung của bản báo cáo này và đã nhiều lần tăng mối quan tâm ở cấp cao nhất đối với các hoạt động tình báo của Trung Quốc.

Cựu Giám đốc CIA Michael Hayden coi đây là điều chưa từng có tiền lệ - việc một quốc gia tấn công các công ty tư nhân. Cựu Bộ trưởng An ninh Nội địa Mỹ Michael Chertoff cho rằng: nhắm mắt làm ngơ trước thực trạng này không phải là kế sách dài lâu. Cựu trợ lý của Giám đốc điều hành FBI, ông Shawn Henry (hiện là Chủ tịch của công ty an ninh CrowdStrike) cho rằng, thay vì bảo các công ty tăng cường an ninh mạng, Washington phải tập trung hơn vào việc ngăn chặn các hacker và các nước đang hậu thuẫn cho hoạt động của chúng và cần xác định đâu là giới hạn đỏ và hậu quả của nó sẽ là gì.

Giới chuyên gia Mỹ cảnh báo, Tập đoàn viễn thông Hoa Vi đang tận dụng sự thống trị tuyệt đối ở thị trường châu Phi để phục vụ các mục tiêu tình báo kinh tế và quốc phòng của Trung Quốc. Theo khảo sát của tạp chí Foreign Policy, hiện Hoa Vi có văn phòng ở 18 quốc gia châu Phi và đã đầu tư hàng tỉ USD để xây dựng mạng lưới viễn thông tại lục địa đen kể từ cuối thập niên 1990. Điện thoại giá rẻ của Hoa Vi tràn ngập khắp châu Phi, nhưng Tập đoàn viễn thông không chỉ bán điện thoại, cáp quang, thiết bị viễn thông... mà còn xây dựng mạng lưới viễn thông cho chính quyền các nước châu Phi.

Gần 4 năm trước (tháng 6/2012), Hoa Vi ký hợp đồng 700 triệu USD để xây dựng mạng di động ở Ethiopia và từng đạt thỏa thuận điều hành mạng lưới viễn thông của Nigeria, Zambia. Tại Angola, Hoa Vi sẽ xây mạng lưới di động 4G cho hãng di động nhà nước Movicel. Từ năm 2012 đến nay, Zambia, Ethiopia và Zimbabwe đã nhờ Trung Quốc giám sát các mạng lưới viễn thông kỹ thuật số của nước mình.

Chuyên gia Chris Demchak thuộc Học viện Hải quân Mỹ cho biết, phần lớn nhân lực điều hành các hệ thống của Hoa Vi ở châu Phi đều là người Trung Quốc. Do đó, Hoa Vi kiểm soát được toàn bộ hạ tầng công nghệ của các nước trong khu vực. Và tin tặc Trung Quốc có thể sử dụng hạ tầng này để thực hiện các vụ tấn công trên mạng nhắm vào mục tiêu phương Tây.

(Còn tiếp)

Đông Ngàn - Từ Sơn