Lầu Năm Góc xem xét đưa 10.000 quân tới Trung Đông đối phó Iran
![]() |
Máy bay và tàu chiến Mỹ hoạt động tại biển Ả rập gần Iran (Ảnh: Reuters) |
Reuters dẫn hai nguồn tin quan chức Mỹ giấu tên ngày 22/5 cho biết Bộ Tư lệnh Trung tâm Mỹ (CENTCOM) đã đề nghị Lầu Năm Góc triển khai 5.000 binh sĩ tới Trung Đông trong bối cảnh căng thăng leo thang với Iran. Tuy nhiên, hiện chưa rõ Lầu Năm Góc có phê chuẩn đề xuất này của CENTCOM hay không.
Sau đó, AP cũng dẫn lời các quan chức Mỹ giấu tên cho biết Lầu Năm Góc sẽ xem xét kế hoạch đưa quân tới Trung Đông, tuy nhiên số lượng có thể lên tới “10.000 binh sĩ” nhằm tăng cường năng lực quân sự đối phó với mối đe dọa tiềm tàng từ Iran.
Lầu Năm Góc từ chối bình luận về các thông tin trên. Phát ngôn viên Lầu Năm Góc Rebecca Rebarich hôm qua cho biết: “Liên quan tới chính sách dài hạn, chúng tôi sẽ không thảo luận hay dự đoán về các kế hoạch tương lai hay đề xuất triển khai lực lượng”.
Trước đó, New York Times ngày 13/5 dẫn nguồn tin thạo tin từ chính quyền Mỹ cho biết, Bộ Quốc phòng Mỹ dường như đã lên kế hoạch điều 120.000 quân tới Trung Đông để đối phó với Iran.
Lầu Năm Góc thường xuyên nhận được đề xuất bổ sung thêm quân từ các bộ tư lệnh tác chiến trên toàn thế giới. Trong nhiều trường hợp, các đề xuất này có thể bị Bộ Quốc phòng Mỹ khước từ. Một quan chức Mỹ cho biết các binh sĩ được đề xuất bổ sung về bản chất là để phòng thủ.
Quyền Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Patrick Shanahan ngày 21/5 cho biết mặc dù mối đe dọa từ Iran tại khu vực Trung Đông vẫn rất cao, song Lầu Năm Góc tạm dừng các biện pháp răn đe. Trước đó, Mỹ đã triển khai tàu sân bay, máy bay ném bom, tên lửa Patriot tới Trung Đông sau khi phát hiện những dấu hiệu căng thẳng từ Iran.
Theo DT
-
Bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm: Động lực mới cho phát triển kinh tế
-
Tuyên bố chung về những định hướng lớn của quan hệ Đối tác Chiến lược toàn diện Việt Nam - Nga trong giai đoạn hợp tác mới
-
Việt Nam luôn tri ân sự giúp đỡ chí tình của các chuyên gia Liên Xô và Nga
-
Sửa đổi Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả: Thiết lập cơ chế hỗ trợ và giám sát rõ ràng
-
Đẩy mạnh phân cấp, phân quyền cho địa phương, tránh chồng chéo trong lập quy hoạch