KTS Nguyễn Hữu Thái kể chuyện 'Sài Gòn có một thời như thế'

12:13 | 21/09/2018

951 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
(PetroTimes) - Sài Gòn có một thời như thế - ghi chép tản mạn 1954-1975 của KTS Nguyễn Hữu Thái là một cuốn sách hay với nhiều sự kiện lịch sử sinh động một thời, kể cả một số nhân vật lịch sử chưa được nhiều lần chính sử nhắc đến được ông phác họa khá đậm nét. Cuốn sách là tư liệu có giá trị do NXB Tổng hợp TPHCM ấn hành, góp phần bổ sung vào tủ sách Kỷ niệm Sài Gòn – TP.HCM 320 năm (1698-2018).  
kien truc su nguyen huu thai ke chuyen sai gon co mot thoi nhu theKTS Nguyễn Hữu Thái kể lại giây phút lịch sử tại Dinh Độc Lập
kien truc su nguyen huu thai ke chuyen sai gon co mot thoi nhu theKiến trúc sư Nguyễn Hữu Thái và "Hành trình của một sinh viên Sài Gòn..."
kien truc su nguyen huu thai ke chuyen sai gon co mot thoi nhu thePhải sống chung với ngập lụt đô thị

Phải thấy rằng giai đoạn trên 20 năm, từ 1954 đến 1975 tuy ngắn ngủi trong lịch sử 320 năm hình thành và phát triển Sài Gòn - Thành phố Hồ Chí Minh nhưng lại là một khoảng thời gian đầy ắp sự kiện, không chỉ tác động đến số phận nhân dân và diện mạo thành phố mà còn ảnh hưởng đến vận mệnh của cả dân tộc.

Bên cạnh dòng sử học chính thống, thì trong những năm gần đây dòng sách viết về Sài Gòn khá đa dạng, trong đó cuốn sách của KTS Nguyễn Hữu Thái góp phần bổ sung thêm nguồn tư liệu nghiên cứu về đất và người Sài Gòn. Để thực hiện cuốn sách này, bên cạnh vốn sống vốn hiểu biết của ông trong giai đoạn 1954-1975 thì thời gian qua, KTS Nguyễn Hữu Thái đã không ngừng lục lạo tìm kiếm thông tin, dữ liệu lịch sử, ráp nối để vẽ nên nhiều chân dung nhân vật lịch sử rất chân thực, sinh động có cả bi, hài, kịch, đau thương.

Sau Điện Biên Phủ năm 1954, Việt Nam bị chia cắt và miền Nam đã chuyển từ tay thực dân Pháp sang tay đế quốc Mỹ, biến thành tiền đồn chống Cộng hàng đầu của Mỹ ở Châu Á và Sài Gòn là tuyến đầu cuộc đụng đầu giữa cách mạng Việt Nam và Hoa Kỳ.

kien truc su nguyen huu thai ke chuyen sai gon co mot thoi nhu the
TP Hồ Chí Minh ngày nay

Thành phố trở thành thủ đô của miền Nam Việt Nam, đã trải qua 9 năm dưới chế độ độc tài Ngô Đình Diệm, rồi trên 10 năm xáo trộn với các tướng lãnh quân phiệt bù nhìn ngoại bang kình chống nhau, chỉ kết thúc với thắng lợi của cách mạng vào năm 1975.

Theo KTS Nguyễn Hữu Thái thì Thành phố này cũng đã từng có biết bao sự kiện, nhân vật và địa danh sinh động và nổi bật ở mảnh đất Sài Gòn, mà nếu chỉ ghi chép mấy dòng kiểu tóm lược sách sử thì không thể thỏa mãn người mong muốn tìm hiểu sâu hơn về giai đoạn này của Thành phố. Do đó là người từng sinh sống, chứng kiến, am hiểu và viết về Sài Gòn giai đoạn 1954-1975 ông luôn trăn trở phải viết cuốn sách này trước khi tuổi cao sức yếu. Và trên thực tế, những nhà viết sử Sài Gòn giai đoạn này chắc nay không còn nhiều.

kien truc su nguyen huu thai ke chuyen sai gon co mot thoi nhu the
"Sài Gòn có một thời như thế - ghi chép tản mạn 1954-1975" - Kỷ niệm Sài Gòn - TPHCM 320 năm (1698-2018)

Nói về KTS Nguyễn Hữu Thái, nhà báo Mỹ Tom Maresca (Báo USA Today) ghi nhận: “Nguyễn Hữu Thái là một kiến trúc sư, một nhà văn được nể trọng. Ông là một chuyên gia về lịch sử kiến trúc Việt Nam, nhưng bản thân cũng là người chứng kiến và tham gia vào một số trong những khoảnh khắc ấn tượng nhất đã hình thành nên TP.HCM.

Là một sinh viên và nhà báo ở Sài Gòn trong những năm đầu thập niên 1960, ông đã bị tác động bởi những sự kiện xảy ra xung quanh mình. Ông trở thành một thủ lĩnh phong trào sinh viên chống chiến tranh và sau đó cộng tác với Mặt trận Dân tộc Giải phóng.

Khi xe tăng giải phóng húc đổ cổng Dinh Độc Lập vào ngày 30/4/1975, Nguyễn Hữu Thái đã có mặt và hỗ trợ để lá cờ cách mạng được treo lên. Sau đó, ông dẫn đầu một nhóm sinh viên chiếm giữ Đài Phát thanh Sài Gòn, nói lời đầu tiên công bố Sài Gòn được giải phóng và giới thiệu lời tuyên bố đầu hàng của Tướng Dương Văn Minh”.

Bản thân tác giả cuốn sách - cuộc đời ông Nguyễn Hữu Thái cũng trải qua không ít thăng trầm, đã có mặt như một học sinh cấp ba ở Sài Gòn khi diễn ra việc chuyển giao quyền hành từ người Pháp sang người Việt thời điểm 1954-1955, sự xuất hiện “Việt Nam Cộng hòa” và tiến trình biến miền Nam thành tiền đồn chống Cộng suốt 9 năm thời Ngô Đình Diệm.

kien truc su nguyen huu thai ke chuyen sai gon co mot thoi nhu the
Phim "Cô ba Sài Gòn"

Bước vào những năm 1960, ông là nhà báo dấn thân và thủ lĩnh sinh viên đấu tranh thời các tướng lãnh quân phiệt trong lòng cuộc chiến tranh Việt - Mỹ ác liệt. Và cuối cùng ngày 30/4/1975, ông lại là một nhân chứng và là người trong cuộc của sự kiện kết thúc cuộc chiến.

Cuộc sống của ông cũng long đong như số phận mảnh đất ông sinh sống trong giai đoạn 1954-1975, chia đều giữa những năm tháng học tập, xuống đường đấu tranh, mấy lần vào tù ra khám, hoạt động giữa hai làn đạn trong mê hồn trận chính trường Sài Gòn.

Do đó khi đọc xong cuốn sách, mỗi độc giả sẽ cảm nhận rằng với bề dày kinh nghiệm và hiểu biết của ông về cả hai phía, về Sài Gòn thời cũ giai đoạn 1954-1975, ông có thể viết và phân tích một cách khách quan để thế hệ mai sau có được một cái gì gọi được là “lịch sử sống”.

Cuốn sách gồm 3 phần tập hợp trên dưới 50 câu chuyện trong hơn 300 trang viết và hình ảnh. Phần 1 là giai đoạn 1954-1963, Sài Gòn thời Ngô Đình Diệm”, “Sài Gòn những năm xáo trộn” (1964-1972) và phần cuối “Sài Gòn hồi kết cục” (1973-1975). Điểm đặc biệt của cuốn sách tuy nói là ghi chép tản mạn nhưng các nhân vật, sự kiện, địa điểm tác giả nêu lên và nhận xét đều là người thật, việc thật, nơi chốn thật.

Chia sẻ với chúng tôi, KTS Nguyễn Hữu Thái không nghĩ mình sẽ thật khách quan, vì bản thân ông cũng có các nguyên tắc, thành kiến, sở thích và cảm nhận riêng. Tuy vậy trong cuốn sách này, ông đã cố gắng khách quan nhất, nói thẳng và nói thật nhiều vấn đề và cả các nhân vật từng gây nhiều tranh cãi trong mấy chục năm qua trong từng trang viết.

Thiên Thanh

  • top-right-banner-chuyen-muc-pvps
  • bidv-tiet-kiem-mua-vang-ron-rang-tai-loc
  • nang-luong-cho-phat-trien
  • pvoil-duong-xa-them-gan
Lạc bước trên những cánh đồng hoa tulip ở Hà Lan

Lạc bước trên những cánh đồng hoa tulip ở Hà Lan

(PetroTimes) - Mùa tulip ở Hà Lan không chỉ đơn thuần là một mùa hoa, mà còn là biểu tượng của nét văn hóa, truyền thống và niềm tự hào của người dân xứ sở cối xay gió.