Kinh nghiệm đầu tư vào trái phiếu doanh nghiệp

15:34 | 13/07/2019

830 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
(PetroTimes) - Cũng giống như cổ phiếu, trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) cũng có những nguyên tắc cũng như tiêu chuẩn để đầu tư hiệu quả tránh thua lỗ.    
Chạy đua phát hành trái phiếu doanh nghiệp
Trái phiếu doanh nghiệp phát triển nhanh chủ yếu tại các tập đoàn tư nhân lớn
Cần “soi sáng” các “mảng tối” trong việc buôn bán trái phiếu doanh nghiệp

Thận trọng trong việc đầu tư trái phiếu của DN gặp khó khăn tài chính

Mấu chốt thành công nằm ở việc tránh những trái phiếu “rủi ro” chứ không phải đi tìm những những trái phiếu lợi tức cao. Thay vì suy nghĩ chủ yếu về trái phiếu với đoán chừng rằng nó sẽ an toàn như cách làm bấy lâu nay, sẽ hợp lý hơn để bắt đầu với thực tế trái phiếu trơn là khoản đầu tư với lợi nhuận hạn chế.

Ý tưởng chủ đạo về trái phiếu với lợi nhuận hạn chế dẫn chúng ta đến góc nhìn quan trọng khác trong đầu tư trái phiếu. Đặt trọng tâm chính vào việc tránh lỗ. Nó giống quá trình loại bỏ và từ chối hơn là tìm kiếm chấp thuận. Những DN bất động sản lại là những DN có nhu cầu phát hành trái phiếu nhất cũng như là những DN có cấu trúc nợ/vốn không cân đối. Trái phiếu của những DN này cần phải phân tích thấu đáo và cẩn trọng hơn so với các ngành nghề khác.

Tập trung danh mục vào các trái phiếu lợi tức cao

Tập trung đầu tư vào danh mục trái phiếu lợi tức cao, trái phiếu chất lượng tốt của các DN ít khả năng rủi ro vỡ nợ. Giống như chiến lược đầu tư của nhiều quỹ đầu tư, khách hàng tổ chức thì phân loại rõ trái phiếu được đánh giá chất lượng cao hơn không có đủ lợi tức hấp dẫn, trái phiếu xếp hạng thấp hơn nhưng có quá nhiều bất ổn. Sẽ hợp lý hơn để bắt đầu quy trình với các tiêu chuẩn an toàn tối thiểu, điều mà tất cả trái phiếu phải đáp ứng được để có thể cân nhắc trước khi “xuống tiền”. Các chứng khoán không đáp ứng được những đều kiện tối thiểu này sẽ tự động loại ra khỏi nhóm đầu tư trực tiếp bất chấp lợi tức cao hay triển vọng viễn cảnh hấp dẫn. Về bản chất, chọn trái phiếu phải đi từ các tiêu chuẩn tối thiểu xác định theo chiến lược bottom - up, chứ không phải từ những trường hợp lý tưởng đi từ trên xuống theo phong cách may rủi không đảm bảo an toàn tối thiểu thỏa đáng.

Kinh nghiệm đầu tư vào trái phiếu doanh nghiệp
Ảnh minh họa

Rủi ro tín dụng bắt nguồn từ chính tỷ lệ đòn bẩy và bất ổn căn bản của các DN

Tác động qua lại của 2 yếu tố này trong thời điểm khó khăn, có thể làm xói mòn biên độ an toàn của hệ số khả năng thanh toán lãi vay. Một DN với dòng tiền rất ổn định có thể hỗ trợ đòn bẩy cao và đáp ứng được những nghĩa vụ trả nợ nặng nề. Tương tự, DN với đòn bẩy hạn chế và yêu cầu nợ khiêm tốn có thể sống sót qua các biến động nghiêm trọng của dòng tiền. Nhưng kết hợp giữa đòn bẩy cao và dòng tiền không đáng tin cậy có thể khiến DN mất khả năng trả nợ.

Phân tích trái phiếu đòi hỏi phương pháp phân tích kỹ lưỡng dưới nhiều góc độ

Các nhà đầu tư cần phải tiếp cận thông qua việc phân tích ngành, nghiên cứu vị thế DN, khả năng của ban quản trị, hệ số thanh toán lãi vay, cấu trúc vốn, các nguồn thanh khoản thay thế, giá trị thanh lý của DN. Việc nghiên cứu vị thế DN chỉ ra rằng quy mô hàng đầu trong mỗi ngành nghề ví dụ như vị thế đứng đầu lĩnh vực bất động sản của tập đoàn Vingroup ít nhất là rất to lớn là yếu tố bảo vệ trước các rủi ro bất ổn hoặc là đánh giá hệ số khả năng thanh toán lãi vay. Nhà đầu tư ngày nay quen với việc xem chỉ số thu nhập trên chí phí lãi vay là bài kiểm tra cụ thể quan trọng nhất mang tính an toàn trước khi đầu tư. Ngoài ra xem xét cẩn trọng về cấu trúc vốn bởi công ty lớn nhất có thể rất yếu kém nếu khoản nợ trái phiếu chiếm tỷ lệ quá lớn.

Đầu tư theo phương châm “buy and hold” không nhất quán với các nhiệm vụ, mục tiêu của nhà đầu tư chuyên nghiệp – khả năng trả nợ của các đơn vị phát hành thể hiện trong danh mục đầu tư phải được xem xet ít nhất mỗi quý. Nguyên tắc này trái ngược với cách mà nhà đầu tư nhìn nhận hiện nay và được tuyên bố nhất quán “Không có lựa chọn đầu tư nào dài hạn”

Đừng chọn thời điểm thị trường dựa trên dự đoán lãi suất

Thay vào đó, chúng ta giới hạn bản thân trong phạm vi ”know what we can know”, thứ chỉ có thể đạt được khi chúng ta nỗ lực nghiên cứu ngành, DN và các chứng khoán. Khó có thể tin rằng giao dịch trái phiếu với mục tiêu nắm bắt, dự báo các thay đổi thị trường sẽ được thực hiện thành công. Ngay cả việc năng lực phân tích của các bộ phận phân tích của các công ty chứng khoán cũng phải đặt dấu hỏi cho dù đó là dự báo thị trường trái phiếu hay thị trường cổ phiếu.

Bất kỳ nỗ lực kết hợp nào để đưa ra lời khuyên chọn lựa đầu tư được đánh giá cao và hướng đi của thị giá trái phiếu về cơ bản đều không hợp lý và khó hiểu. Nhà đầu tư muốn mua đúng thời điểm và bán khi giá bắt đầu giảm cũng khó có những thành công xuất sắc.

Nhà đầu tư cần thận trọng hơn bất chấp các nỗ lực phân tích chi tiết các DN thì tình trạng phá sản sẽ diễn ra nhiều trong từng giai đoạn thăng trầm của thị trường. Ngoài ra thì không nên đầu tư vào trái phiếu lợi tức cao trừ khi bạn có thể đa dạng hóa đầy đủ danh mục.

Như vậy, thị trường TPDN sẽ dần dần trở thành kênh đầu tư hữu ích và phổ biến tại Việt Nam giống như những gì chúng ta chứng kiến sự phát triển của các TTCK trên thế giới. Càng ngày càng nhiều các DN niêm yết trên các sàn giao dịch HSX, HNX hoặc là Upcom thì số lượng TPDN phát hành càng lớn và thực tế sẽ chứng minh rằng kênh đầu tư TPDN sẽ được không chỉ các NHTM CP tham gia, các công ty chứng khoán, các nhà đầu tư tổ chức mà còn cả các nhà đầu tư cá nhân nhỏ lẻ quan tâm. Tuy nhiên, trước khi đánh giá phân tích triển vọng của một TPDN bất kỳ thì rõ ràng phân tích báo cáo tài chính bao quát không quan trọng bằng vài đánh giá sắc sảo về viễn cảnh DN.

Nhà đầu tư cần phải áp dụng triệt để các bài kiểm tra định lượng rằng DN có thu nhập trên chi phí lãi vay dư dả và giá trị hiện tại của DN cao hơn nhiều so với nợ. Thêm vào đó, nhà đầu tư phải cảm thấy an tâm với đánh giá cá nhân của mình rằng DN có các đặc điểm để tiếp tục tồn tại và vận hành thành công trong tương lai hay nói chính xác hơn đặc điểm để khiến thất bại không nhiều khả năng xảy ra. Trong việc lựa chọn trái phiếu để đầu tư thì đánh giá viễn cảnh của DN phát hành là yếu tố then chốt.

Đứng trước 1 khoản trái phiếu DN “Đáng ngờ” nhà đầu tư có thể từ chối bất kỳ trái phiếu tốt nào mà chẳng bị thiệt hại gì. Tiêu chuẩn tốt nhất mà chúng ta có thể đưa ra nhằm mục đích đánh giá biên bộ tài sản trên số tiền nợ là chỉ số giá trị thị trường của cổ phiếu vốn trên tổng nợ dài hạn. Bên cạnh đó, nhà đầu tư cũng cần cảnh giác với các số liệu vốn hóa, giá trị thị trường hay các dữ liệu kế toán hay bảng cân đối kế toán trong quá trình nghiên cứu dòng tiền của DN trước khả năng đáp ứng, trả nợ của DN ngay cả trong môi trường kinh tế kém triển vọng.

Điều cần chú ý thêm đó là khi tiếp cận vào trái phiếu DN đang gặp khủng hoảng tài chính và trái phiếu lợi tức cao nhưng rủi ro cao nên dành cho các nhà đầu tư chuyên nghiệp chứ không phải các nhà đầu tư nghiệp dư.

Minh Châu