Chạy đua phát hành trái phiếu doanh nghiệp
Dẫn đầu là ACB khi ngân hàng này đã phát hành 6.850 tỷ đồng trái phiếu, với mức lãi suất cố định từ 6,7-6,8%/năm, kỳ hạn 3 năm, thanh toán 1 năm/lần. Kế đến là VPBank cũng đã phát hành 5.900 tỷ đồng trái phiếu với lãi suất cố định từ 6,4-6,9%/năm.
Ngoài ra, nhiều ngân hàng khác cũng đã huy động vốn trung và dài hạn thành công qua kênh này như LienVietPostBank, SeABank, BacABank, OCB, HDBank, VIB, ABBank…
![]() |
(Ảnh minh họa) |
Theo MBS, việc các ngân hàng chạy đua phát hành trái phiếu là do nhu cầu tăng vốn cấp II của các ngân hàng tăng cao nhằm nâng tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu (CAR) lên mức 8% theo quy định của thông tư 41/2016/TT-NHNN.
Một lý do khác cũng được chỉ ra là ngân hàng chuẩn bị trước cho việc tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn có thể giảm tiếp về còn 30% theo đề xuất của Ngân hàng Nhà nước (NHNN).
Đứng thứ hai về lượng trái phiếu phát hành là nhóm ngành bất động sản - xây dựng - hạ tầng với 19.749 tỷ đồng, chiếm 28,3% tổng lượng trái phiếu doanh nghiệp phát hành từ đầu năm nay. Trái phiếu của các doanh nghiệp bất động sản, xây dựng thường có tài sản đảm bảo dưới dạng quyền sử dụng đất, có kỳ hạn từ 1 năm đến 10 năm, phổ biến là kỳ hạn 2 năm.
Đây là nhóm ngành thường có tỷ lệ vốn vay cao, đang phải tìm đến kênh huy động vốn khác như phát hành trái phiếu doanh nghiệp do thời gian tới NHNN chủ trương thắt chặt dòng tín dụng ngân hàng cho vay bất động sản thông qua quy định giảm tỷ lệ sử dụng vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn về còn 30% trong năm 2021-2022.
M.T
![]() |
![]() |
![]() |
-
Giá vàng hôm nay (15/4): Thị trường thế giới giảm mạnh
-
Nghiên cứu, sửa đổi toàn diện Luật Ngân sách nhà nước
-
Hội đồng Vàng thế giới: Dòng tiền đầu tư đang chảy mạnh vào vàng
-
PVcomBank và Bệnh viện An Bình ký kết thỏa thuận hợp tác toàn diện, thúc đẩy chuyển đổi số trong lĩnh vực y tế
-
PVcomBank ký kết hợp tác toàn diện với bệnh viện và trường đại học tại tỉnh Long An