Khủng hoảng khí đốt: Moldova và Nga tìm được giải pháp tạm thời
![]() |
Giá khí đốt đã giảm mạnh trong tuần này sau khi Tổng thống Nga Vladimir Putin yêu cầu Gazprom tăng cường giao hàng cho Liên minh châu Âu |
"Các bên đã đạt được thỏa thuận về giá cả (...) và về một cuộc đối thoại tiếp theo để trả các khoản nợ trước đó”, phát ngôn viên ngoại giao Moldova Daniel Voda cho biết trong một tuyên bố.
Trong một tuyên bố riêng, Gazprom đã xác nhận thông báo, chỉ rõ rằng hợp đồng sẽ được gia hạn từ ngày 1 tháng 11 trên cơ sở "các điều khoản đôi bên cùng có lợi".
Thỏa thuận đạt được sau các cuộc đàm phán tại St.Petersburg - nơi đặt trụ sở chính của Gazprom - giữa Thứ trưởng Moldova Andrei Spinu và người đứng đầu công ty Nga, Alexeï Miller.
Moldova, quốc gia có 2,6 triệu dân nằm giữa Romania và Ukraine, theo truyền thống mua khí đốt của Nga thông qua khu vực ly khai Transnistria và Ukraine.
Nhưng sự phức tạp đã nảy sinh sau đợt tăng giá của Gazprom vào tháng 10, một quyết định mà chính phủ Moldova cho là "phi lý và không thực tế" đối với quốc gia nghèo nhất châu Âu này.
Đáp lại, Chisinau tuần trước đã thiết lập tình trạng khẩn cấp cho phép họ mua khí đốt từ Ba Lan, lần đầu tiên kể từ khi độc lập vào năm 1991.
Vào tối thứ Sáu, cơ quan ngoại giao Moldova chỉ ra rằng thỏa thuận đã được gia hạn trên "cơ sở công thức giá do phía Moldova đề xuất", nhưng vẫn chưa có thông tin chi tiết về các mức giá mới này.
Là nước Cộng hòa thuộc Liên Xô cũ, Moldova bị chia rẽ giữa những người ủng hộ quan hệ hợp tác với Moscow và những người muốn gia nhập Liên minh châu Âu.
Các chuyên gia cho rằng Moscow tăng giá khí đốt để trừng phạt Chisinau sau cuộc bầu cử năm 2020 của Tổng thống thân châu Âu Maia Sandu.
Về phần mình, Moscow cáo buộc Chisinau chậm thanh toán tiền mua khí đốt và đe dọa sẽ khóa van nếu hợp đồng mới không được ký kết.
Điện Kremlin bác bỏ mọi cáo buộc muốn gây áp lực địa chính trị lên Moldova, cho rằng đây chỉ là vấn đề thương mại.
Tình trạng thiếu hụt năng lượng ở Moldova đã phát sinh trong bối cảnh giá khí đốt ở châu Âu tăng vọt mà một số quốc gia đổ lỗi một phần cho Moscow.
Tuy nhiên, giá khí đốt đã giảm mạnh trong tuần này sau khi Tổng thống Nga Vladimir Putin yêu cầu Gazprom tăng cường giao hàng cho Liên minh châu Âu nếu các bồn chứa của Nga được lấp đầy.
Nh.Thạch
AFP
-
Shell nhận định về việc G7 muốn áp trần giá dầu của Nga
-
Giá khí đốt tại châu Âu tăng vọt trong bối cảnh nguồn cung khan hiếm
-
Nga sẽ bị tác động ra sao nếu G7 cấm vận kho vàng?
-
Sri Lanka mở cửa thị trường dầu khí cho nước ngoài
-
Lithuania cấm nhập khẩu khí đốt của Nga
-
ExxonMobil bán công ty con ở Canada
- Sẽ giảm thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế giá trị gia tăng với xăng dầu
- Tin thị trường: Các nước điều chỉnh chế độ xuất nhập khẩu năng lượng trong bối cảnh giá cả tăng cao
- Bản tin dầu khí 30/6: Dự trữ dầu chiến lược Mỹ cạn kiệt, Saudi tiếp tục tăng giá dầu sang châu Á
- Dự báo giá dầu: tiếp tục giữ ở mức cao, chờ quyết định G7
- Giá xăng dầu hôm nay 30/6: Dầu thô lại lao dốc
- Áp giá trần đối với dầu mỏ của Nga sẽ làm rung chuyển thị trường
- Bản tin Dầu khí 29/6: Canada có thể giúp châu Âu giảm phụ thuộc vào Nga
- Giá xăng dầu hôm nay 29/6: Dầu thô tiếp tục tăng giá
- OPEC+ hạ dự báo thặng dư thị trường dầu
- Bản tin Dầu khí 28/6: Đức, Ý ủng hộ đầu tư vào nhiên liệu hóa thạch ở nước ngoài
- Giá xăng dầu hôm nay 28/6: Dầu thô quay đầu tăng mạnh, gần 4 USD/thùng
- G7 thảo luận giới hạn giá dầu Nga
-
Sẽ giảm thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế giá trị gia tăng với xăng dầu
-
Tin thị trường: Các nước điều chỉnh chế độ xuất nhập khẩu năng lượng trong bối cảnh giá cả tăng cao
-
Bản tin dầu khí 30/6: Dự trữ dầu chiến lược Mỹ cạn kiệt, Saudi tiếp tục tăng giá dầu sang châu Á
-
Dự báo giá dầu: tiếp tục giữ ở mức cao, chờ quyết định G7
-
Giá xăng dầu hôm nay 30/6: Dầu thô lại lao dốc