Không tăng thời gian làm thêm tối đa

16:59 | 02/10/2019

337 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
(PetroTimes) - Sáng nay 2/10, Ủy ban Về các vấn đề xã hội của Quốc hội tổ chức phiên họp toàn thể lần thứ 15 để thảo luận, cho ý kiến những nội dung thuộc thẩm quyền, chuẩn bị cho Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XIV dự kiến sẽ diễn ra vào ngày 21/10 tới đây. 

Trình bày tiếp thu, giải trình và chỉnh lý dự thảo Bộ luật Lao động (sửa đổi) cho đến thời điểm hiện nay, ông Bùi Sỹ Lợi, Phó chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội của Quốc hội, cho biết có 7 vấn đề lớn trong dự thảo.

khong tang thoi gian lam them toi da
Phó chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội của Quốc hội Bùi Sỹ Lợi

Trong đó, về mở rộng khung thỏa thuận thời giờ làm thêm tối đa, theo ông Bùi Sỹ Lợi, theo quy định hiện hành, tổng số giờ làm thêm bình thường là 200 giờ/năm, trong trường hợp tối đa là không quá 300 giờ/năm.

"Cho đến giờ phút này, về mặt cơ bản lấy ý kiến của các cơ quan, kể cả giới chủ, giới thợ, cơ bản đồng tình không nên kéo dài thời giờ làm thêm tối đa bởi đây không phải là biện pháp tích cực để tăng năng suất lao động. Mong muốn của chúng ta là các doanh nghiệp cải tiến công nghệ, tổ chức sắp xếp, quản trị lại doanh nghiệp để tăng năng suất lao động, chứ không phải tăng cường độ lao động" - ông Bùi Sỹ Lợi cho hay.

Về mở rộng khung thỏa thuận thời giờ làm thêm tối đa (Điều 107) trong báo cáo dự thảo tiếp thu, giải trình và chỉnh lý dự thảo Bộ luật Lao động (sửa đổi) của Ủy ban Thường vụ Quốc hội phục vụ tại phiên họp này cho biết kết luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội tại Phiên họp thứ 36 và Phiên họp thứ 37 không tán thành với đề xuất mở rộng khung thỏa thuận giờ làm thêm tối đa. Dù vậy, Chính phủ vẫn mong muốn phương án của Chính phủ trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 7 (theo Tờ trình Chính phủ số 208/TTr-CP ngày 17/5/2019) tiếp tục được trình Quốc hội thảo luận, quyết định.

khong tang thoi gian lam them toi da
Toàn cảnh phiên họp toàn thể lần thứ 15 Ủy ban Về các vấn đề xã hội của Quốc hội

Do đó, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề xuất hai phương án để xin ý kiến Quốc hội như sau:

Phương án 1, quy định theo hướng giữ khung thỏa thuận giờ làm thêm tối đa như Bộ luật hiện hành, nhưng nâng thời gian làm thêm giờ theo tháng, ghi rõ là 40 giờ/tháng thay vì 30 giờ/tháng và bổ sung quy định cụ thể về các trường hợp được tổ chức làm thêm giờ từ trên 200 giờ đến 300 giờ như quy định trong dự thảo để người lao động biết, làm cơ sở cho việc giám sát tuân thủ.

Phương án 2, nâng khung thỏa thuận giờ làm thêm tối đa từ 300 giờ theo quy định hiện hành lên 400 giờ trong một năm theo đề xuất của Chính phủ. Quy định theo phương án này đã không khống chế thời gian làm thêm giờ theo tháng, đồng thời, Chính phủ phải tiếp tục nghiên cứu các kiến nghị của đại biểu Quốc hội, chuẩn bị danh mục cụ thể các ngành, nghề được mở rộng khung làm thêm từ trên 300 giờ đến 400 giờ, đánh giá tác động và bổ sung quy định trả lương lũy tiến làm thêm giờ kể từ giờ thứ 201 hoặc từ giờ thứ 301 trở đi và trình Quốc hội dự thảo Nghị định chi tiết.

Thành Công

khong tang thoi gian lam them toi da

Tăng giờ làm thêm là "đi ngược xu thế tiến bộ"
khong tang thoi gian lam them toi da

Công chức làm 40 giờ/tuần, công nhân 48 giờ mà tăng nữa là… phản tiến bộ!
khong tang thoi gian lam them toi da

Có nên tăng giờ làm thêm cho người lao động?
khong tang thoi gian lam them toi da

Tăng giờ làm thêm: Người Việt lẽ ra lúc này phải lao động hăng say hơn!
khong tang thoi gian lam them toi da

Đề xuất phương án càng làm thêm nhiều giờ thì lương càng cao