Kết nối chuỗi giá trị để phát triển sản phẩm làng nghề Việt Nam
![]() |
Toàn cảnh họp báo |
Ngày 19/10, tại Hà Nội, Trung tâm Xúc tiến thương mại Nông nghiệp, Cục Chế biến và Phát triển thị trường Nông sản, Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn, Văn phòng Điều phối nông thôn mới Trung ương (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) phối hợp tổ chức họp báo giới thiệu về Hội chợ làng nghề và sản phẩm của Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) Việt Nam và Hội thi sản phẩm thủ công mỹ nghệ Việt Nam năm 2020.
Hội chợ được tổ chức với sự tham dự của hơn 100 gian hàng đến hơn 20 tỉnh thành trên cả nước, được phân chia thành các khu: Khu trưng bày chung - tôn vinh làng nghề truyền thống gồm mỹ nghệ kim hoàn (vàng, bạc, đồng, khảm tam khí), gốm sứ, pha lê thủy tinh, điêu khắc trạm khảm, sơn mài, mây song, tre nứa lá, mây tre đan, thêu, dệt thổ cẩm, lụa và các chất liệu khác…; Khu trưng bày, tôn vinh các sản phẩm OCOP được các địa phương đánh giá, xếp hạng 4 sao và sản phẩm đề nghị Trung ương công nhận đạt 5 sao; Khu trưng bày và tôn vinh các sản phẩm đạt giải Hội thi sản phẩm thủ công mỹ nghệ Việt Nam năm 2020.
Khu gian hàng của các tỉnh, thành phố: Trưng bày, giới thiệu tiềm năng và thế mạnh của các tỉnh, thành phố trong cả nước, các sản phẩm làng nghề chủ lực, sản phẩm OCOP; Sản phẩm nông sản an toàn đặc biệt là nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Khu gian hàng của doanh nghiệp: Trưng bày giới thiệu sản phẩm nông, lâm, thủy sản an toàn; các sản phẩm thủ công mỹ nghệ; các sản phẩm OCOP; các sản phẩm phụ trợ cho phát triển ngành nghề nông thôn… Đặc biệt, hội chợ có khu thao diễn tay nghề (8 gian hàng): nghệ nhân thao diễn tại chỗ các nghề gỗ, thêu, dệt lụa, nón lá, gốm, đồng…
![]() |
Giám đốc Trung tâm Xúc tiến thương mại nông nghiệp Đào Văn Hồ phát biểu tại họp báo |
Phát biểu tại họp báo, Giám đốc Trung tâm Xúc tiến thương mại Nông nghiệp Đào Văn Hồ cho biết, đây là sự kiện thường niên của ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn được tổ chức hàng năm với mục đích quảng bá, tuyên dương các làng nghề truyền thống; giới thiệu các mô hình làng nghề, phố nghề độc đáo khắp cả nước; khuyến khích khả năng sáng tạo của các nghệ nhân, thợ thủ công nhằm nâng cao chất lượng, phát triển tinh hoa nghề thủ công truyền thống Việt Nam; thu hút đầu tư trong lĩnh vực sản xuất các sản phẩm cũng như thực hiện hỗ trợ kết nối liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm; quảng bá thương hiệu, khẳng định và nâng cao chất lượng sản phẩm OCOP của các địa phương lên tầm quốc gia…
Cũng tại Hội chợ làng nghề và sản phẩm OCOP Việt Nam năm 2020, Hội thi sản phẩm thủ công mỹ nghệ Việt Nam năm 2020 được tổ chức nhằm tôn vinh, khơi dậy và khuyến khích các nghệ nhân, thợ giỏi, các nhà thiết kế sản phẩm thủ công phát huy ý tưởng sáng tạo, kỹ thuật, mỹ thuật, ứng dụng cao trong sản xuất đồ thủ công mỹ nghệ. Qua đó, tạo môi trường để các nghệ nhân, thợ giỏi giao lưu, trao đổi, học hỏi kinh nghiệm, kết nối xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường tiêu thụ, nâng cao giá trị sản phẩm; góp phần vào việc bảo tồn và phát triển nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc.
Nguyễn Hoan
-
Hơn 3.000 người tham gia trải nghiệm hội chợ khoa học Science Fair 2025
-
[Chùm ảnh] Nhộn nhịp Hội chợ xúc tiến thương mại TP Thủ Đức
-
Hà Nội đẩy mạnh kết nối, hỗ trợ doanh nghiệp công nghiệp chủ lực
-
Bà Rịa - Vũng Tàu: Trưng bày, giới thiệu và quảng bá thương hiệu sản phẩm OCOP
-
“Ngày hội khuyến mại tháng 7”: Kết nối, kích cầu tiêu dùng
-
Đột phá hạ tầng - Thúc đẩy phát triển toàn diện
-
Bà Rịa - Vũng Tàu: Đồng loạt bứt phá hạ tầng, tạo cú hích cho phát triển vùng
-
Thủ tướng: "Ai làm tốt thì giao việc"
-
Thủ tướng: 3 kiến tạo để chuyển đổi xanh bền vững, lấy con người làm trung tâm
-
Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu thông điệp chính sách tại Hội nghị P4G Việt Nam 2025