IPCC: Giảm công nghiệp hóa nông nghiệp, tăng hỗ trợ cho nông dân

20:00 | 01/03/2022

108 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
(PetroTimes) - Ủy ban Liên chính phủ về biến đổi khí hậu (IPCC) vừa công bố Báo cáo biến đổi khí hậu 2022 nhấn mạnh tác động to lớn của biến đổi khí hậu đối với sản xuất lương thực trên thế giới đồng thời cảnh báo rằng, nếu không có hành động khẩn cấp, hàng triệu người sẽ có nguy cơ đối diện với nạn đói.

Báo cáo Biến đổi Khí hậu 2022 của Nhóm Công tác 2 - IPCC cũng nêu bật ba phương pháp chủ chốt để làm giảm rủi ro an ninh lương thực gồm: Giảm phát thải nhanh hơn; Chuyển đổi sang các phương thức canh tác đa dạng hơn; Hỗ trợ cho các hộ sản xuất quy mô nhỏ.

ra-soat-tinh-toan-giai-phap-giam-gia-thuc-an-chan-nuoi
Chăn nuôi công nghiệp có thể bị đánh thuế môi trường vì lượng phát thải cao.

Theo tổ chức Lương thực và Nông nghiệp của Liên Hiệp Quốc (FAO) ước tính có khoảng 87% tổng chi phí mỗi năm (540 tỉ USD) mà các chính phủ dành để trợ cấp cho sản xuất lương thực, gây hại cho môi trường thiên nhiên, khí hậu và đời sống con người. Trong đó, có thể kể đến như việc lạm dụng hóa chất nông nghiệp hoặc độc canh (canh tác một loại cây trồng).

Cách tiếp cận nông nghiệp theo kiểu "công nghiệp" này cũng đã được chứng minh là khiến cho sản xuất lương thực dễ bị ảnh hưởng hơn do tác động của khí hậu. Nhiều nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng các việc độc canh làm trầm trọng thêm tình trạng khan hiếm nước bởi độc canh làm giảm khả năng hấp thụ nước mưa và vùng đất đó dễ bị hạn hán hơn do thiếu sự đa dạng về chiều dài rễ cây, và do chỉ hút nước từ một tầng trong lòng đất.

So sánh với canh tác nông nghiệp xanh - một phương pháp tiếp cận thân thiện với thiên nhiên và tương thích với nhiều kiểu khí hậu đã được chứng minh là có khả năng chống chịu tốt hơn trước các điều kiện khí hậu khắc nghiệt khi chỉ chiếm 1-1,5% chi phí cho nông nghiệp và ngân sách. Ngoài việc tăng khả năng phục hồi, các phương pháp tiếp cận nông nông nghiệp xanh cũng đã được chứng minh là giúp làm tăng sản lượng, giảm phát thải và cải thiện thu nhập của nông dân.

Sản xuất lương thực, thực phẩm hiện cũng đóng góp hơn 37% lượng phát thải khí nhà kính trên toàn cầu, và hơn một nửa trong đó (57%) liên quan đến việc sản xuất thực phẩm từ động vật. Nông nghiệp kiểu công nghiệp cũng là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng mất đa dạng sinh học. Cụ thể, cứ sau 6 giây sẽ có một khu vực rừng nhiệt đới có kích thước bằng sân bóng đá bị phá hủy do sản xuất thịt bò và đậu nành làm thức ăn cho gia súc trên quy mô công nghiệp.

IPPC nhấn mạnh, chuyển đổi sang các phương pháp canh tác đa dạng hơn, sản xuất sản phẩm thịt, sữa ít đi và giàu dinh dưỡng hơn là cách hiệu quả nhất để cắt giảm lượng khí thải từ ngành này và bảo vệ thiên nhiên.

Một nghiên cứu của châu Âu cho thấy rằng sự chuyển đổi sang nông nghiệp xanh, khi các đàn gia súc nhỏ hơn trở thành một phần của hệ thống canh tác hỗn hợp, ta có thể cắt giảm lượng khí thải nông nghiệp xuống 47% so với năm 2010, đồng thời duy trì được khả năng xuất khẩu cũng như cung cấp đủ lương thực thực phẩm cho 530 triệu người châu Âu.

Mặc dù vậy, các chính phủ khu vực châu Âu vẫn đang miễn cưỡng "hành động". Hầu hết các quốc gia trên thế giới đưa vấn đề nông nghiệp vào kế hoạch hành động vì khí hậu, song các mục tiêu khí hậu vẫn đang rất mơ hồ và thiếu những hành động cụ thể để giảm phát thải. Phần lớn các quốc gia không có các mục tiêu cắt giảm lượng khí thải từ các phần khác của hệ thống lương thực, chẳng hạn như bằng cách cắt giảm chất thải thực phẩm hoặc chuyển sang chế độ ăn bền vững hơn.

Báo cáo của IPCC chỉ ra rằng, nếu hỗ trợ nhiều hơn cho các nhà sản xuất quy mô nhỏ, những mắt xích quan trọng đối với an ninh lương thực toàn cầu, nhưng rất dễ bị ảnh hưởng bởi các tác động khí hậu sẽ giúp giảm phát thải từ nông nghiệp ngay lập tức khoảng hơn 30%.

Ước tính, hiện trên thế giới có 500 triệu hộ sản xuất nông nghiệp nhỏ, trong đó có nhiều phụ nữ, và đang sản xuất hơn 35% lương thực thực phẩm cho khu vực châu Âu. Còn ở châu Á và khu vực châu Phi cận Sahara tỷ trọng này tăng lên tới hơn 70%. Tuy nhiên, cho dù có tầm quan trọng lớn đối với an ninh lương thực, nông dân sản xuất nhỏ chỉ nhận được khoảng 1,7% số tiền trong quỹ tài chính vì khí hậu toàn cầu - chỉ 10/240 tỉ USD vào năm 2018.

Một nghiên cứu của FAO cho thấy, trợ cấp nông nghiệp thường ưu tiên cho các doanh nghiệp nông nghiệp lớn thay vì các hộ nông dân sản xuất nhỏ. Ở nhiều nước, nông dân sản xuất nhỏ cũng không được tiếp cận đất đai canh tác, cơ sở hạ tầng, tín dụng và thị trường một cách công bằng.

Tùng Dương

Bài 2: Nhà nước có vai trò quyết định trong quản lý, tạo môi trường lành mạnh cho nhà đầu tư Bài 2: Nhà nước có vai trò quyết định trong quản lý, tạo môi trường lành mạnh cho nhà đầu tư
Ngành nông nghiệp sẽ phải đổi mới tư duy sản xuất Ngành nông nghiệp sẽ phải đổi mới tư duy sản xuất
Đến năm 2030, phấn đấu thu nhập của cư dân nông thôn cao hơn 2,5 - 3 lần so với năm 2020 Đến năm 2030, phấn đấu thu nhập của cư dân nông thôn cao hơn 2,5 - 3 lần so với năm 2020
Gỡ vướng cấp phép, kiểm tra chất lượng trong lĩnh vực nông nghiệp Gỡ vướng cấp phép, kiểm tra chất lượng trong lĩnh vực nông nghiệp

  • top-right-banner-chuyen-muc-pvps
  • bidv-tiet-kiem-mua-vang-ron-rang-tai-loc
  • nang-luong-cho-phat-trien
  • pvoil-duong-xa-them-gan