Hoàn tất quá trình xử lý nợ tồn đọng các ngân hàng sẽ có cơ hội bứt phá lợi nhuận 

07:00 | 05/01/2020

329 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
(PetroTimes) - Tính đến đầu tháng 1/2020 có 11 ngân hàng sạch nợ xấu tại Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC). Những ngân hàng này được đánh giá sẽ có lợi thế rõ ràng để duy trì đà tăng trưởng trong dài hạn.

Theo lộ trình đến hết năm 2019, các ngân hàng phải tất toán khoản nợ xấu đã bán cho VAMC. Tuy nhiên, dù rất muốn nhưng không phải nhà băng nào cũng có khả năng để nhanh chóng tất toán hết trái phiếu VAMC, nhất là những ngân hàng có khối lượng nợ xấu lớn.

Tính đến đầu tháng 1/2020 có 11 ngân hàng sạch nợ xấu tại công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC), gồm: Agribank, SeABank, VPBank, Kienlongbank, Vietcombank, Techcombank, MB, VIB, OCB, Nam A Bank, TPBank.

hoan tat qua trinh xu ly no ton dong cac ngan hang se co co hoi but pha loi nhuan
Tính đến đầu tháng 1/2020 có 11 ngân hàng sạch nợ xấu tại VAMC

Nhiều ngân hàng đang thực hiện tái cơ cấu như Sacombank, SCB hay ngay cả những “ông lớn” như BIDV, VietinBank cần thời gian để có thể xử lý dần dần khối nợ xấu này.

Đứng trước nguy cơ nhiều ngân hàng không thể hoàn thành quy định trên, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã ban hành Thông tư 08/2016/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số quy định về việc mua, bán và xử lý nợ xấu của VAMC ban hành vào năm 2016, cho phép các tổ chức tín dụng (TCTD) có thể gia hạn thời hạn của trái phiếu đặc biệt tối đa lên đến 10 năm.

Công ty Chứng khoán Vietcombank (VCBS) vừa công bố báo cáo về ngành ngân hàng với nhận định chất lượng tài sản là một trong những yếu tố tác động mạnh tới lợi nhuận của các nhà băng trong năm 2020.

Theo đó, nhóm các ngân hàng đã hoàn thành việc xử lý nợ tồn đọng như Vietcombank, ACB, MB, Techcombank và VIB có lợi thế rõ ràng để duy trì đà tăng trưởng trong dài hạn do không còn phải trích lập lượng lớn dự phòng rủi ro cho các khoản nợ tồn đọng giúp lợi nhuận không bị “ăn mòn”.

Ngược lại, nhóm đang trong giai đoạn tái cơ cấu, đặc biệt các ngân hàng có nợ tồn đọng lớn như Sacombank, VietinBank, BIDV, NCB, SHB… sẽ cần thêm thời gian để trích lập dự phòng rủi ro. Trong trường hợp hoàn tất quá trình xử lý nợ tồn đọng, nhóm này sẽ có cơ hội bứt phá lợi nhuận trong những năm kế tiếp.

Bên cạnh đó, một số chuyên gia cho rằng khi không còn nợ xấu tại VAMC cũng sẽ giúp lãnh đạo các nhà băng “ghi điểm” với cổ đông khi mùa đại hội cổ đông thường niên chuẩn bị bắt đầu vào năm tới và có thể là động lực giúp cổ phiếu ngân hàng tăng giá.

Đ.M

hoan tat qua trinh xu ly no ton dong cac ngan hang se co co hoi but pha loi nhuanNăm 2020 phấn đấu đưa tỷ lệ nợ xấu nội bảng xuống dưới 2%
hoan tat qua trinh xu ly no ton dong cac ngan hang se co co hoi but pha loi nhuanNhiều “điểm sáng” của ngành ngân hàng trong năm 2019
hoan tat qua trinh xu ly no ton dong cac ngan hang se co co hoi but pha loi nhuanNgân hàng Nhà nước: Các công ty tài chính không được thu hồi nợ theo kiểu đe dọa

  • top-right-banner-chuyen-muc-pvps