Hạ tầng giao thông đường sắt vẫn chỉ là "gam màu tối"?

16:25 | 29/05/2018

292 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
Một số chuyên gia giao thông cho rằng, trong những năm qua, kết cấu hạ tầng giao thông ở Việt Nam đã có sự phát triển vượt bậc. Tuy nhiên, những "điểm sáng" đó chủ yếu xuất hiện ở đường bộ, còn vận tải đường sắt vẫn là "gam màu tối".  
ha tang giao thong duong sat van chi la gam mau toiBộ trưởng Nguyễn Văn Thể nhận trách nhiệm về các vụ tai nạn đường sắt
ha tang giao thong duong sat van chi la gam mau toiBộ GTVT lên tiếng sau hàng loạt vụ tai nạn đường sắt
ha tang giao thong duong sat van chi la gam mau toiPhó Thủ tướng yêu cầu sớm khởi tố vụ tai nạn tàu hỏa ở Thanh Hóa

Chỉ trong vòng 4 ngày đã xảy ra liên tiếp 4 vụ tai nạn giao thông đường sắt, gây thiệt hại lớn về người và tài sản. Đánh giá về vấn đề này, nhiều chuyên gia cho rằng, nếu ngành đường sắt không kịp thời triển khai tổng thể các giải pháp thì khó tránh khỏi những sự cố tương tự trong thời gian tới.

Theo nguyên Trưởng ban ATGT Đường sắt (Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam) Phạm Văn Bình, tuyến đường sắt Bắc - Nam được người Pháp xây dựng từ năm 1881, đến nay đã có tuổi đời hơn một thế kỷ. Tuy nhiên, từ thời điểm đó đến nay, hạ tầng giao thông đường sắt vẫn không có nhiều thay đổi. Mặc dù hàng năm, ngành đường sắt vẫn dành ra một khoản kinh phí để cải tạo, bảo dưỡng hệ thống toa tàu, đầu máy, đường ray... Tuy nhiên, do nguồn kinh phí hạn hẹp, nên việc "phát triển" chủ yếu là sửa chữa những hư hỏng chứ chưa thể tạo ra một cuộc "cách mạng" cho ngành đường sắt.

ha tang giao thong duong sat van chi la gam mau toi
Hai tàu hoả chở hàng đâm nhau tại ga Núi Thành (Quảng Nam).

Còn ông Vũ Anh Minh - Chủ tịch HĐQT Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam cho rằng, mỗi vụ tai nạn xảy ra đều có nguyên nhân về điều kiện hạ tầng, thiết bị và ý thức của người tham gia giao thông cùng với sự vận hành của công nhân viên đường sắt. Có những vụ tai nạn tích hợp rất nhiều nguyên nhân, trong đó có những nguyên nhân là do lỗi của tác nghiệp. Bởi vậy, ngành đường sắt đang rà soát tất cả các quy trình, tìm giải pháp hạn chế những rủi ro do tác nghiệp để tăng cường hệ thống giám sát, kiểm soát, hạn chế lỗi từ con người gây ra.

Mặt khác, hệ thống đường sắt Bắc - Nam đến thời điểm này đã tồn tại hơn một thế kỷ. Với tuổi đời quá cao, khả năng vận hành, khai thác như hiện nay, việc hệ thống máy móc, thiết bị xuất hiện lỗi trong quá trình hoạt động là điều khó tránh khỏi. Để hạn chế thấp nhất những sự cố có thể xảy ra, điều quan trọng nhất là phải có một cuộc "cách mạng" toàn diện trong ngành đường sắt, từ hệ thống đường ray, toa tàu, đầu máy... cho đến đội ngũ vận hành, lái, phụ tàu. Tuy nhiên, trong hoàn cảnh kinh tế còn nhiều khó khăn như hiện nay, đây là việc không đơn giản.

Bên cạnh đó, các chuyên gia đánh giá, để xảy ra những vụ tai nạn đường sắt liên tiếp những ngày qua có trách nhiệm của chính ngành đường đường sắt, đặc biệt là các nhân viên chắn gác, cảnh báo, thậm chí là của đội ngũ lái tàu. Do đó, các chuyên gia cho rằng, trước mắt ngành đường sắt cần nâng cao năng lực, trách nhiệm của các nhân viên trong ngành, nhằm hạn chế thấp nhất những rủi ro có thể xảy ra.

Chiều 28/5, Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) đã triệu tập một cuộc họp khẩn để kiểm điểm và xem xét trách nhiệm của các đơn vị liên quan đến 4 sự cố tai nạn giao thông đường sắt xảy ra liên tiếp trong những ngày vừa qua.

Tại buổi họp, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể khẳng định sẽ chịu trách nhiệm trước Đảng và Nhà nước và thành thật xin lỗi các gia đình có nạn nhân bị tai nạn giao thông đường sắt trong thời gian vừa qua.

Đông Nghi

  • bidv-tiet-kiem-mua-vang-ron-rang-tai-loc