Hà Nội: Trường THCS Nguyễn Trãi tiếp nhận công trình điện mặt trời áp mái
Trường THCS Nguyễn Trãi là trường học đầu tiên trên địa bàn quận Ba Đình được hỗ trợ công trình điện mặt trời áp mái. Dự kiến, công trình điện mặt trời áp mái sẽ đem lại nhiều lợi ích cho cán bộ, giáo viên và học sinh cũng như tác động tốt tới môi trường.
Công trình điện mặt trời áp mái tại Trường THCS Nguyễn Trãi do Liên minh châu Âu (EU), Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) và Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển năng lượng mặt trời Bách khoa đã hỗ trợ thông qua sự kết nối của Trung tâm Phát triển Sáng tạo xanh (GreenID).
![]() |
Các học sinh Trường THCS Nguyễn Trãi sẽ có cơ hội học tập, trải nghiệm, tìm tòi và đưa ra nhiều giải pháp sáng tạo trong sử dụng năng lượng bền vững, bảo vệ môi trường. |
Bà Ngụy Thị Khanh - Giám đốc Trung tâm Phát triển Sáng tạo xanh cho biết, GreenID là đơn vị giúp kết nối các nguồn lực để mỗi trường được tài trợ một giải pháp sử dụng năng lượng bền vững. Theo đơn vị lắp đặt, hệ thống điện mặt trời áp mái tại Trường THCS Nguyễn Trãi có công suất 5,32 kWp được nối trực tiếp vào lưới điện nhà trường đang sử dụng. Điện sản sinh ra từ năng lượng mặt trời sẽ được ưu tiên sử dụng với công suất sản sinh trung bình mỗi ngày từ 15-20 kWh, giúp nhà trường sử dụng được nguồn năng lượng sạch, thân thiện và bền vững.
Về chương trình “Trường học công dân xanh”, lãnh đạo Phòng GD&ĐT quận Ba Đình cho biết, “Trường học công dân xanh” sẽ giúp nâng cao nhận thức và thúc đẩy niềm đam mê của học sinh về sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả, dần hình thành trong các em ý thức về nếp sống xanh.
Từ trên ghế nhà trường, các em đã có cơ hội học tập, trải nghiệm, tìm tòi và đưa ra nhiều giải pháp sáng tạo trong sử dụng năng lượng bền vững, bảo vệ môi trường.
![]() |
Công trình điện mặt trời áp mái tại Trường THCS Nguyễn Trãi. |
Còn theo Giám đốc GreenID, đơn vị khởi xướng “Trường học công dân xanh”, chương trình bắt đầu được thực hiện từ năm 2018. Đến nay, đã có 12 trường tham gia, chủ yếu tại Hà Nội, Lào Cai và Cà Mau.
Thông qua Câu lạc bộ Sao xanh được thành lập tại mỗi trường, các học sinh sẽ được hướng dẫn kỹ năng, kiến thức về bảo vệ môi trường. Các em tự tổ chức những hoạt động tại trường mình cũng như tham gia các chương trình giao lưu, kết nối giữa các câu lạc bộ.
Từ năm 2020, GreenID sẽ lập diễn đàn để các trường chia sẻ ý tưởng, hành động cụ thể đã thực hiện, qua đó sẽ chọn ra đơn vị làm tốt nhất, khích lệ các trường khác cùng học tập, áp dụng.
Xuân Hinh
- Phát triển điện gió một giải pháp mang tính dài hạn và chiến lược cho kinh tế Việt Nam
- Kế hoạch phát triển năng lượng tái tạo tại Hà Nội
- Đắk Lắk chấp thuận việc khảo sát, lập dự án điện mặt trời trên hồ Ea Súp Hạ
- Chi phí bảo trì hệ thống điện mặt trời mái nhà có tốn kém?
- 45 hệ thống điện mặt trời mái nhà tại Đà Nẵng được hỗ trợ kinh phí
-
Cháy rừng tại Kim Bảng (Hà Nam) không ảnh hưởng đến hệ thống truyền tải điện quốc gia
-
Quy hoạch điện VIII điều chỉnh: Ưu tiên sử dụng tối đa khí trong nước để phát điện
-
Giá phát điện tối đa cho nhiệt điện than năm 2025
-
Khung giá điện nhập khẩu từ Lào về Việt Nam giai đoạn 2025-2030
-
Triển khai dự án đường dây 500kV: Người dân đồng thuận nhường đất, dời nhà