Hà Nội sẽ đầu tư hơn 4.000 tỷ đồng nâng cấp hạ tầng các cụm công nghiệp?
![]() |
![]() |
![]() |
Trong tổng số 70 cụm công nghiệp đang hoạt động, có 17 cụm công nghiệp nằm xen lẫn trong khu dân cư nên không có quy hoạch hạ tầng giao thông riêng; 27 cụm công nghiệp chưa có hệ thống thoát nước mưa và nước thải riêng; 44 cụm công nghiệp chưa đầu tư xây dựng trạm xử lý nước thải tập trung; 59 cụm công nghiệp chưa có bãi tập kết, phân loại chất thải rắn. Đáng lo ngại nhất là hầu hết cụm công nghiệp chưa được đầu tư hệ thống phòng cháy, chữa cháy theo quy định...
![]() |
Hà Nội sẽ đầu tư hơn 4.000 tỷ đồng nâng cấp hạ tầng các cụm công nghiệp? |
Trước thực tế này, mới đây, UBND TP. Hà Nội đã ban hành Công văn 4517/UBND-KT về "Tăng cường công tác quản lý các cụm công nghiệp đang hoạt động trên địa bàn thành phố”, yêu cầu các sở, ngành, UBND quận, huyện, thị xã tăng cường công tác quản lý các cụm công nghiệp đang hoạt động trên địa bàn Thành phố. Công văn này cũng yêu cầu Sở Công thương nghiên cứu, hoàn thiện, báo cáo UBND Thành phố ban hành “Quy chế phối hợp quản lý cụm công nghiệp trên địa bàn thành phố” làm cơ sở cho việc triển khai công tác quản lý các cụm công nghiệp.
Đáng chú ý, Sở Công Thương đang xây dựng dự thảo, tham mưu UBND Thành phố phê duyệt "Chương trình hỗ trợ đầu tư hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp trên địa bàn TP. Hà Nội giai đoạn 2020-2023" với tổng kinh phí thực hiện dự kiến khoảng 4.075,3 tỷ đồng.
Nguồn kinh phí trên sẽ hỗ trợ kinh phí hoàn thiện hạ tầng (hệ thống xử lý nước thải, bãi tập kết chất thải rắn, hệ thống giao thông nội bộ, tường rào cụm công nghiệp, nhà điều hành…) cho 56 cụm công nghiệp do Ban quản lý dự án cấp huyện làm chủ đầu tư (khoảng 1.562,7 tỷ đồng). Đồng thời, hỗ trợ một phần kinh phí cho các doanh nghiệp là chủ đầu tư các cụm công nghiệp thành lập mới thuộc địa bàn các huyện khó thu hút đầu tư như Ba Vì, Mỹ Đức...
Sở Công Thương cũng đang gấp rút nghiên cứu, hoàn thiện, trong quý IV/2019 báo cáo UBND Thành phố ban hành "Quy chế phối hợp quản lý cụm công nghiệp trên địa bàn TP. Hà Nội" giữa các ngành: Công Thương, Kế hoạch và Đầu tư, Quy hoạch kiến trúc, Xây dựng, Khoa học và Công nghệ, Tài nguyên và Môi trường... làm cơ sở cho việc tăng cường công tác quản lý các cụm công nghiệp của Thủ đô.
Được biết, 70 cụm công nghiệp đang hoạt động đã thu hút được 3.864 hộ, doanh nghiệp vào đầu tư sản xuất, kinh doanh với khoảng 57.255 lao động, tổng vốn đăng ký đầu tư là 7.400 tỷ đồng, tổng doanh thu gần 7.000 tỷ đồng.
Trong số này có 3 cụm công nghiệp tập trung gồm: cụm công nghiệp Chương Mỹ rộng 50 ha; cụm công nghiệp Sơn Tây rộng 70 ha; cụm công nghiệp Phúc Thọ rộng 55 ha.
Nguyễn Hưng
-
31 đường phố của Hà Nội được đặt tên mới
-
Vì sao chậm di dời cơ sở gây ô nhiễm khỏi nội đô?
-
Khởi tố vụ xe Mercesdes gây tai nạn rồi bốc cháy
-
Hà Nội thông qua danh mục các công trình, dự án thu hồi đất năm 2020
-
Hà Nội: Tạm giữ lái xe bán tải gây tai nạn rồi bỏ chạy
-
Đầu tư đường sắt đô thị Nam Thăng Long - Trần Hưng Đạo bằng vốn ODA
- PVN điều chỉnh kế hoạch hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2019 của BSR
- Giá thấp, doanh nghiệp không mặn mà xuất khẩu cá tra sang Colombia
- Liên tiếp tăng trần, PGD tăng hơn 36% chỉ trong 6 phiên giao dịch
- NT2 hoàn thành kế hoạch sản xuất điện trước 23 ngày
- Nông sản Việt Nam lại rớt giá vì Trung Quốc ngừng thu mua
- EVN có 3 dịch vụ điện được kết nối Cổng dịch vụ công Quốc gia
- “Hòa nhịp đón Giáng sinh - Lung linh mùa lễ hội” tại 73 TTTM VinCom
- Vietjet tiên phong khai trương hai đường bay thẳng từ Việt Nam tới New Delhi (Ấn Độ)
- Dệt may thiếu đơn hàng năm 2020
- Mỹ đề nghị Việt Nam giảm thuế nhập khẩu nhiều mặt hàng thực phẩm ngay trong năm 2020
- 32 cơ sở, công trình xây dựng đoạt giải sử dụng năng lượng xanh 2019
- Những lưu ý khi đầu tư vào thị trường Myanmar
