Gỡ khó cho thu ngân sách: Truy nguồn thu từ FDI

07:05 | 12/01/2015

1,142 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
Thu ngân sách năm 2015 được dự báo là hết sức khó khăn, đặc biệt là trong bối cảnh giá dầu thô đang trên đà giảm mạnh. Chính vì vậy, ngay từ đầu năm, nhiều giải pháp nhằm tăng thu, giảm chi, đảm bảo thực hiện các khoản đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng xã hội đã được đặt ra. Chống chuyển giá, trốn thuế, giảm ưu đãi trong lĩnh vực thu hút vốn đầu tư nước ngoài (FDI) là một trong những giải pháp được kỳ vọng sẽ tăng thu, tiết kiệm cho ngân sách hàng ngàn tỉ đồng.

Năng lượng Mới số 389

Mỡ để miệng mèo!

Với việc đóng góp tới 25% tổng vốn đầu tư toàn xã hội và trên 60% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu, khu vực FDI được đánh giá là một thành phần quan trọng, tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội đất nước. Tuy nhiên, bên cạnh những doanh nghiệp (DN) chân chính, thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ tài chính, thuế thì có không ít DN lại tìm mọi cách lách luật, trốn tránh nghĩa vụ này. Bức tranh FDI vì thế còn mang nhiều những gam màu tối và chuyển giá, trốn thuế chính là một trong những gam màu đó. Điều này càng đáng lo ngại hơn khi thời gian gần đây, một loạt các nghi vấn chuyển giá, trốn thuế được cơ quan thuế làm rõ với số tiền lên tới hàng ngàn tỉ đồng.

Kết quả thanh tra của ngành thuế cho thấy, nhiều thiết bị, dây chuyền cũ, lạc hậu, gây ô nhiễm môi trường đã được các DN thổi giá để đưa vào chi phí đầu tư nhằm trốn thuế. Ví như trường hợp của Keangnam, Công ty Keangnam Vina - chủ đầu tư Tòa nhà Keangnam đã đăng ký lập DN 100% vốn đầu tư nước ngoài. Sau đó, công ty ký hợp đồng chìa khóa trao tay với bên liên kết là nhà thầu nước ngoài để xây dựng các hạng mục công trình với giá rất cao rồi báo cáo lỗ lớn để không nộp thuế thu nhập DN.

TS Lê Đăng Doanh

Tính từ năm 2011, khi tòa nhà Keangnam đi vào vận hành, doanh thu của công ty này lên tới hơn 5.000 tỉ đồng thì điệp khúc lỗ vẫn tái diễn. Và theo những thông tin được cơ quan thuế đưa ra thì số lỗ này lại được chính Keangnam Vina “đạo diễn” khi bỏ ra số tiền lớn hơn mức bình thường, sẵn sàng vay những khoản vay có với lãi suất cao hơn nhiều lần lãi suất thị trường để triển khai dự án Tòa nhà Keangnam. Giá trị hợp đồng chìa khóa trao tay mà Keangnam Vina đã ký với Keangnam Enterprise - người anh em ruột của Keangnam Vina được nâng lên mức 871 triệu USD chứ không phải 699 triệu USD như theo kết quả thanh tra của ngành thuế.

Trong khi đó, Keangnam Enterprise với hợp đồng quá hời này đã kiếm được khoản lợi nhuận không nhỏ và cũng chỉ phải đóng thuế nhà thầu cho Việt Nam với mức thấp hơn nhiều so với mức 25-28% theo quy định về thuế thu nhập DN. Ngoài ra cũng phải thấy rằng, việc Keangnam Vina bắt tay với Keangnam Enterprise nâng giá trị hợp đồng xây dựng, Keangnam Vina đã chuyển một khoản lợi nhuận không nhỏ về Hàn Quốc.

Trao đổi với báo chí về hiện tượng này, Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế Bùi Văn Nam cho hay, để xác định hành vi, thủ đoạn chuyển giá không hề đơn giản. Lực lượng thanh tra phải mất nhiều thời gian để tổng hợp, phân tích cho ra các dữ liệu so sánh độc lập. Đó không chỉ đơn thuần thông qua việc kiểm soát giá nguyên, nhiên liệu đầu vào mà cần phải được thực hiện, đánh giá qua nhiều bước, nhiều khâu. Sau khi tìm ra được các mức giá phi lý, không đúng với thị trường rồi áp mức giá mới vào và buộc DN phải chấp nhận. Tuy nhiên, có một thực tế, các tập đoàn kinh doanh đa quốc gia đều lọc lõi, kinh nghiệm. Họ luôn có một đội ngũ luật sư, chuyên gia tài chính giỏi tư vấn trong lĩnh vực thuế theo hướng có lợi nhất cho DN. Trong khi đó, lực lượng thanh tra thuế chuyên ngành lại quá mỏng, sự phối hợp trong chống chuyển giá giữa các bộ, ngành còn lỏng lẻo.

Theo một kết quả khảo sát do Tổ chức Phát triển công nghiệp của Liên Hiệp Quốc (UNIDO) phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư thực hiện, DN FDI lại đang nhận được rất nhiều ưu đãi từ các địa phương. Cụ thể, qua khảo sát 1.426 DN FDI trong lĩnh vực sản xuất, có tới 97% DN ở Vĩnh Phúc, 79% ở Hà Nội, 72% ở Đồng Nai, 65% ở Bắc Ninh trả lời là họ được nhận ưu đãi tài chính của chính quyền địa phương.

Chúng ta dành ưu đãi cho các DN FDI là nhằm thu hút nguồn vốn, khoa học công nghệ nhưng thực tế lại không được như kỳ vọng, chỉ khoảng 5-6% DN FDI đưa công nghệ tiên tiến vào Việt Nam. Theo UNIDO, các DN FDI sử dụng nhiều lao động và xuất khẩu nhiều hơn DN Việt Nam nhưng hoạt động chủ yếu trong các lĩnh vực trả lương thấp và sử dụng lao động kỹ năng thấp.

Không chỉ đóng góp hạn chế vào nền kinh tế, việc các DN FDI được hưởng quá nhiều ưu đãi còn gây tốn kém cho ngân sách Nhà nước, làm biến dạng hệ thống thuế. Theo kết quả nghiên cứu của Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) đưa ra đầu năm 2014 cho thấy, các chính sách ưu đãi đầu tư với khu vực FDI đã tiêu tốn của 0,7% GDP của Việt Nam.

Thay đổi để phát triển

Việt Nam đang phải trả cái giá khá đắt để thu hút FDI và theo TS Nguyễn Minh Phong cho rằng, ở những giai đoạn trước, khi nền kinh tế còn khó khăn, thiếu vốn, công nghệ thì lạc hậu. Tuy nhiên, khi chúng ta đã có bước phát triển nhất định và đặc biệt, việc tham gia các Hiệp định thương mại quy định thời gian, lộ trình cắt giảm thuế thì cần phải xem lại. Việc các DN FDI được hưởng nhiều ưu đãi vô hình trung tạo ra lợi thế tăng năng lực cạnh tranh nhờ giảm giá thành sản phẩm. Trong khi đó, DN trong nước lại không được hưởng ưu đãi hoặc ưu đãi rất thấp, rất tới khả năng cạnh tranh kém và nguy cơ về một nền kinh tế phát triển phụ thuộc vào DN nước ngoài là hiện hữu. Chính vì vậy, chúng ta cần phải tính toán lại các ưu đãi trong thu hút đầu tư FDI, không nhất thiết phải đạt bằng được mà cần lấy yếu tố hiệu quả để đánh giá.

Một góc Tòa nhà Keangnam Landmark 72

Còn TS Lê Đăng Doanh thì thẳng thắn đưa quan điểm, hiện tượng chuyển giá, trốn thuế cộng với những ưu đãi cho các DN FDI không chỉ gây thiệt hại cho ngân sách mà còn tình trạng này cũng tạo ra sự cạnh tranh bất bình đẳng đối với các DN trong nước, vì các DN trong nước có quy mô nhỏ hơn, nguồn vốn ít hơn, nhưng lại không được ưu đãi như các DN FDI về mặt bằng, tiền thuê đất… Chính vì vậy, trong tình trạng ngân sách rất căng thẳng hiện nay, việc thu đúng, thu đủ là hết sức cần thiết, cho nên cần huy động đúng luật đối với các DN FDI và tạo ra một mặt bằng cạnh tranh bình đẳng hơn đối với các DN trong nước.

Các chuyên gia cho rằng, các cơ quan chức năng phải có sự phối hợp đồng bộ, quyết liệt trong việc quản lý kiểm soát giá máy móc thiết bị, nguyên nhiên vật liệu nhập khẩu để chống chuyển giá ngay từ khâu kêu gọi đầu tư, xét duyệt thẩm định dự án, cấp phép cho dự án đến quá trình thực hiện và thanh tra, kiểm tra, kiểm toán hay thu thuế thực hiện dự án. Những vi phạm của DN FDI phải được phát hiện kịp thời và xử lý theo pháp luật, không thể có sự nhân nhượng. Đặc biệt, ngành thuế cần sớm xây dựng và hoàn thiện một hệ thống dữ liệu đa dạng, đầy đủ để đối chiếu với mức giá mà công ty mẹ - con của DN FDI liên kết với nhau trong nội bộ. Đội ngũ cán bộ thuế cần được đào tạo để nâng cao năng lực chuyên môn nhằm kịp thời phát hiện và xử lý những hành vi gian lận.

“Việt Nam cần có nghiên cứu tổng kết các biểu hiện, các phương pháp, các hình thức chuyển giá và trốn thuế thu nhập DN, tổ chức hợp tác với các cơ quan có trách nhiệm của các nước có trụ sở của công ty mẹ để có biện pháp phòng ngừa, bổ sung sửa đổi những quy định pháp luật bảo đảm thu đúng, thu đủ đối với DN FDI. Và để thực hiện được điều này, chúng ta phải tiếp cận được với những số liệu mà công ty mẹ báo cáo với nước chủ nhà, có phân tích, đối chiếu với những số liệu của chi nhánh hoạt động ở Việt Nam để phát hiện ra những lỗ hổng như nâng giá đầu vào, dìm giá sản phẩm đầu ra của chi nhánh ở Việt Nam, phân bổ những chi phí không hợp lý về quảng cáo và quản trị để tạo ra tình trạng thua lỗ nhiều năm. Ngoài ra, cần điều chỉnh chính sách thuế phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế, bao gồm việc xem xét lại các mức thuế suất áp dụng cho đối tượng liên quan, điều chỉnh thuế thu nhập DN theo tương quan với các nước đối thủ cạnh tranh chính. Bên cạnh đó, cần công khai chính sách thuế trong những năm tiếp theo, áp dụng cơ chế tạo thuận lợi cho việc định giá trước, đồng thời, điều chỉnh chính sách thuế theo hướng ổn định, lâu dài để DN có thể yên tâm lên kế hoạch kinh doanh trong thời gian trung và dài hạn” - TS Lê Đăng Doanh nhấn mạnh.

Rõ ràng là, câu chuyện FDI không đơn thuần là vấn đề chuyển giá, trốn thuế mà còn là những bất cập trong chính sách thu hút đầu tư. Với ưu đãi “vượt khung” cộng với những chiêu trò chuyển giá, trốn thuế ngày càng phức tạp, tinh vi sẽ là cơ hội để các DN FDI trục lợi, kiếm lời. Trong khi đó, đóng góp vào nền kinh tế lại hạn chế, thậm chí là mầm họa của sự bất ổn!

Thanh Ngọc

 

Giá vàng

DOJI Mua vào Bán ra
AVPL/SJC HN 82,600 ▲800K 84,800 ▲800K
AVPL/SJC HCM 82,600 ▲800K 84,800 ▲800K
AVPL/SJC ĐN 82,600 ▲800K 84,800 ▲800K
Nguyên liệu 9999 - HN 74,200 ▲950K 75,150 ▲950K
Nguyên liệu 999 - HN 74,100 ▲950K 75,050 ▲950K
AVPL/SJC Cần Thơ 82,600 ▲800K 84,800 ▲800K
Cập nhật: 26/04/2024 16:00
PNJ Mua vào Bán ra
TPHCM - PNJ 73.450 ▲450K 75.250 ▲450K
TPHCM - SJC 82.800 ▲500K 85.000 ▲700K
Hà Nội - PNJ 73.450 ▲450K 75.250 ▲450K
Hà Nội - SJC 82.800 ▲500K 85.000 ▲700K
Đà Nẵng - PNJ 73.450 ▲450K 75.250 ▲450K
Đà Nẵng - SJC 82.800 ▲500K 85.000 ▲700K
Miền Tây - PNJ 73.450 ▲450K 75.250 ▲450K
Miền Tây - SJC 83.000 ▲1000K 85.200 ▲900K
Giá vàng nữ trang - PNJ 73.450 ▲450K 75.250 ▲450K
Giá vàng nữ trang - SJC 82.800 ▲500K 85.000 ▲700K
Giá vàng nữ trang - Đông Nam Bộ PNJ 73.450 ▲450K
Giá vàng nữ trang - SJC 82.800 ▲500K 85.000 ▲700K
Giá vàng nữ trang - Giá vàng nữ trang Nhẫn PNJ (24K) 73.450 ▲450K
Giá vàng nữ trang - Nữ trang 24K 73.400 ▲500K 74.200 ▲500K
Giá vàng nữ trang - Nữ trang 18K 54.400 ▲370K 55.800 ▲370K
Giá vàng nữ trang - Nữ trang 14K 42.160 ▲290K 43.560 ▲290K
Giá vàng nữ trang - Nữ trang 10K 29.620 ▲210K 31.020 ▲210K
Cập nhật: 26/04/2024 16:00
AJC Mua vào Bán ra
Trang sức 99.99 7,365 ▲60K 7,570 ▲60K
Trang sức 99.9 7,355 ▲60K 7,560 ▲60K
NL 99.99 7,360 ▲60K
Nhẫn tròn k ép vỉ T.Bình 7,340 ▲60K
N.Tròn, 3A, Đ.Vàng T.Bình 7,430 ▲60K 7,600 ▲60K
N.Tròn, 3A, Đ.Vàng N.An 7,430 ▲60K 7,600 ▲60K
N.Tròn, 3A, Đ.Vàng H.Nội 7,430 ▲60K 7,600 ▲60K
Miếng SJC Thái Bình 8,300 ▲70K 8,510 ▲80K
Miếng SJC Nghệ An 8,300 ▲70K 8,510 ▲80K
Miếng SJC Hà Nội 8,300 ▲70K 8,510 ▲80K
Cập nhật: 26/04/2024 16:00
SJC Mua vào Bán ra
SJC 1L, 10L, 1KG 83,000 ▲1000K 85,200 ▲900K
SJC 5c 83,000 ▲1000K 85,220 ▲900K
SJC 2c, 1C, 5 phân 83,000 ▲1000K 85,230 ▲900K
Vàng nhẫn SJC 99,99 1 chỉ, 2 chỉ, 5 chỉ 73,700 ▲600K 75,400 ▲600K
Vàng nhẫn SJC 99,99 0.3 chỉ, 0.5 chỉ 73,700 ▲600K 75,500 ▲600K
Nữ Trang 99.99% 73,600 ▲700K 74,600 ▲600K
Nữ Trang 99% 71,861 ▲594K 73,861 ▲594K
Nữ Trang 68% 48,383 ▲408K 50,883 ▲408K
Nữ Trang 41.7% 28,761 ▲250K 31,261 ▲250K
Cập nhật: 26/04/2024 16:00

Tỉ giá

Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Ngân hàng VCB
AUD 16,112.17 16,274.92 16,797.08
CAD 18,090.44 18,273.17 18,859.45
CHF 27,072.22 27,345.68 28,223.04
CNY 3,429.67 3,464.31 3,576.00
DKK - 3,579.44 3,716.52
EUR 26,496.28 26,763.92 27,949.19
GBP 30,880.63 31,192.55 32,193.34
HKD 3,156.04 3,187.92 3,290.20
INR - 303.48 315.61
JPY 157.98 159.58 167.21
KRW 15.95 17.72 19.33
KWD - 82,209.56 85,496.44
MYR - 5,249.99 5,364.51
NOK - 2,265.53 2,361.72
RUB - 261.73 289.74
SAR - 6,740.29 7,009.77
SEK - 2,281.68 2,378.56
SGD 18,179.62 18,363.26 18,952.42
THB 605.24 672.49 698.24
USD 25,118.00 25,148.00 25,458.00
Cập nhật: 26/04/2024 16:00
Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Ngân hàng Vietinbank
AUD 16,326 16,426 16,876
CAD 18,311 18,411 18,961
CHF 27,324 27,429 28,229
CNY - 3,456 3,566
DKK - 3,595 3,725
EUR #26,718 26,753 28,013
GBP 31,293 31,343 32,303
HKD 3,161 3,176 3,311
JPY 158.32 158.32 166.27
KRW 16.62 17.42 20.22
LAK - 0.89 1.25
NOK - 2,271 2,351
NZD 14,848 14,898 15,415
SEK - 2,281 2,391
SGD 18,174 18,274 19,004
THB 632.55 676.89 700.55
USD #25,125 25,125 25,458
Cập nhật: 26/04/2024 16:00
Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Ngân hàng Agribank
USD 25,150.00 25,158.00 25,458.00
EUR 26,649.00 26,756.00 27,949.00
GBP 31,017.00 31,204.00 32,174.00
HKD 3,173.00 3,186.00 3,290.00
CHF 27,229.00 27,338.00 28,186.00
JPY 158.99 159.63 166.91
AUD 16,234.00 16,299.00 16,798.00
SGD 18,295.00 18,368.00 18,912.00
THB 667.00 670.00 697.00
CAD 18,214.00 18,287.00 18,828.00
NZD 14,866.00 15,367.00
KRW 17.65 19.29
Cập nhật: 26/04/2024 16:00
Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Ngân hàng Sacombank
USD 25130 25130 25450
AUD 16368 16418 16921
CAD 18357 18407 18862
CHF 27515 27565 28127
CNY 0 3460.6 0
CZK 0 1020 0
DKK 0 3540 0
EUR 26927 26977 27679
GBP 31415 31465 32130
HKD 0 3140 0
JPY 159.62 160.12 164.63
KHR 0 5.6713 0
KRW 0 17.6 0
LAK 0 1.0321 0
MYR 0 5445 0
NOK 0 2260 0
NZD 0 14889 0
PHP 0 385 0
SEK 0 2360 0
SGD 18414 18464 19017
THB 0 644.8 0
TWD 0 779 0
XAU 8270000 8270000 8430000
XBJ 6000000 6000000 6550000
Cập nhật: 26/04/2024 16:00