Giá xăng dầu hôm nay 15/6: Nhiều yếu tố bất lợi xuất hiện
![]() |
Ảnh minh hoạ |
Kết thúc tuần giao dịch, theo giờ Việt Nam, trên sàn New York Mercantile Exchanghe, giá dầu thô ngọt nhẹ WTI giao tháng 7/2019 đứng ở mức 52,51 USD/thùng, tăng 0,23 USD/thùng trong phiên.
Trong khi đó, giá dầu Brent giao tháng 8/2019 đứng ở mức 62,08 USD/thùng, tăng 0,77 USD/thùng trong phiên.
Giá xăng dầu hôm nay tăng trong bối cảnh căng thẳng tại Trung Đông lại nóng lên sau vụ tấn công 2 tàu dầu ở Vịnh Oman. Mỹ và Iran đều đưa đưa ra những tuyên bố hết sức cứng rắn về vụ việc này.
Một dự báo về việc giá dầu có thể tăng vọt lên 80 USD/thùng, thậm chí là 100 USD/thùng sau vụ việc trên cũng đã được đưa ra.
Khả năng FED hạ lãi suất đồng USD trong thời gian tới nhằm hỗ trợ tăng trưởng của nền kinh tế Mỹ cũng hỗ trợ giá dầu.
Tuy nhiên, giá dầu thế giới cũng đang phải chịu sức ép rất lớn. Trong báo cáo hằng tháng, IEA dự báo nhu cầu dầu mỏ toàn cầu giảm 100.000 thùng xuống còn 1,2 triệu thùng/ngày, song sau đó sẽ lên mức 1,4 triệu thùng/ngày vào năm 2020.
Theo IEA, triển vọng thương mại ngày một tồi tệ đang diễn ra trên khắp thế giới. Vì vậy, nếu trước đây cộng đồng quốc tế chỉ tập trung vào vấn đề cung ứng dầu, sau khi Mỹ siết chặt các biện pháp trừng phạt đối với Iran và Venezuela, cũng như các vụ tấn công tàu chở dầu gần Eo biển Hormuz thì nay đã có sự chuyển dịch sang nhu cầu dầu mỏ.
Hà Lê
-
Bản tin Năng lượng Quốc tế 18/4: Mỹ tiếp tục trừng phạt ngành dầu mỏ Iran
-
Tin Thị trường: Giá dầu thế giới hôm nay tăng nhẹ
-
Bản tin Năng lượng Quốc tế 17/4: Ai Cập và Azerbaijan xem xét hợp tác dầu khí
-
Các nước xuất khẩu dầu nhỏ trước cơn sóng thần của thị trường
-
Các tổ chức quốc tế đồng loạt đưa ra dự báo về giá dầu Brent
-
Bản tin Năng lượng Quốc tế 18/4: Mỹ tiếp tục trừng phạt ngành dầu mỏ Iran
-
Kỳ vọng và lo ngại của ngành dầu khí Mỹ dưới thời ông Trump
-
Tin Thị trường: Giá dầu thế giới hôm nay tăng nhẹ
-
Thái Lan gia nhập nhóm các nước muốn tăng nhập khẩu LNG của Mỹ để tránh thuế quan
-
Bản tin Năng lượng Quốc tế 17/4: Ai Cập và Azerbaijan xem xét hợp tác dầu khí