Giá dầu thế giới 31/5: Đồng loạt giảm mạnh, dầu WTI xuống mức 66 USD/thùng

10:02 | 31/05/2019

640 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
(PetroTimes) - Những lo ngại về cuộc chiến thương mại kéo dài giữa Mỹ và Trung Quốc khiến giá dầu thế giới ngày 31/5 giảm mạnh khi thị trường lại lo cung vượt xa cầu.
Cần ban hành Luật Dầu khí đầy đủ
Ngành Dầu khí rất cần cơ chế đặc thù riêng
Dầu khí là một ngành mạo hiểm, rủi ro muôn vàn
Giá dầu thế giới 31/5: Đồng loạt giảm mạnh, dầu WTI xuống mức 66 USD/thùng
Ảnh minh họa

Tính đến 10 giờ sáng 31/5, theo giờ Việt Nam, trên sàn New York Mercantile Exchanghe, giá dầu thô ngọt nhẹ WTI giao tháng 7/2019 đứng ở mức 56,07 USD/thùng, giảm 0,52 USD/thùng trong phiên. Tuy nhiên, nếu so với cuối giờ sáng ngày 30/5, giá dầu WTI giao tháng 7/2019 đã giảm tới 1,83 USD/thùng.

Trong khi đó, giá dầu Brent giao tháng 7/2019 đứng ở mức 66,18 USD/thùng, giảm 0,69 USD/thùng trong phiên và giảm tới 3,4 USD/thùng so với cuối giờ sáng ngày 30/5, theo giờ Việt Nam.

Còn theo ghi nhận trên ifcmarketc, cùng thời điểm, giá dầu WTI được giao dịch ở mức thấp nhất là 56,17 USD/thùng và cao nhất là 56,24 USD/thùng.

Với dầu brent, giá dầu brent được giao dịch ở mức thấp nhất là 64,50 USD/thùng và cao nhất là 64,56 USD/thùng.

Giá dầu thế giới đồng loạt giảm mạnh khi những kỳ vọng về một thỏa thuận thương mại Mỹ - Trung sớm đạt được ngày càng khó khăn.

Trong cuộc họp báo tại Bắc Kinh hôm 30/5, trước chuyến thăm Nga của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình vào tuần tới, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Trung Quốc Trương Hán Huy cảnh báo không có bên nào thắng trong chiến tranh thương mại và gọi hành vi của Mỹ là "khủng bố, bắt nạt".

"Hành động châm ngòi xung đột thương mại này rõ ràng là hành vi khủng bố kinh tế trắng trợn, là chủ nghĩa nước lớn về kinh tế và là hành động bắt nạt kinh tế", ông Trương nói. "Sẽ không có bên nào thắng trong chiến tranh thương mại".

Tuyên bố được ông Trương đưa ra sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump hồi đầu tháng nâng thuế với 200 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc, dọa sẽ có biện pháp tương tự với hơn 300 tỷ USD hàng hóa còn lại. Mỹ còn tung một loạt đòn đánh vào Huawei, khiến tập đoàn công nghệ hàng đầu Trung Quốc này rơi vào thế bị cô lập.

"Trung Quốc và Nga chắc chắn sẽ tăng cường hợp tác kinh tế và thương mại, bao gồm hợp tác trong nhiều lĩnh vực như đầu tư", ông cho biết. "Hai bên sẽ đối phó với những thách thức bên ngoài, làm việc phải làm, phát triển kinh tế và không ngừng cải thiện mức sống người dân".

Phát biểu của ông Trương Hán Huy đã gần như lập tức tác động đến tâm lý của nhà đầu tư. Những kỳ vọng về một thoả thuận thương mại Mỹ - Trung sẽ sớm được 2 bên thống nhất dần nhạt đi mà thay vào đó là nhưng lo ngại về khả năng tăng trưởng kinh tế toàn cầu.

Ở diễn biến khác, Tổng thống Donald Trump đã đẩy mạnh căng thẳng thương mại trên toàn cầu bằng cách tuyên bố sẽ áp thuế đối với tất cả hàng hóa từ Mexico, làm dấy lên lo ngại về tăng trưởng kinh tế toàn cầu.

Hà Lê

“Sốt” bất động sản: Choáng với mục tiêu doanh thu 3,3 tỷ USD của Vinhomes
Cổ phiếu dầu khí quay lại giai đoạn “hoàng kim”?
Hiệu suất hoạt động của nhà máy Nghi Sơn tăng, củng cố triển vọng của PVT
Quốc hội bàn tác hại rượu bia, cổ phiếu Sabeco, Habeco vẫn tăng mạnh
"Dấu chấm hết" từ YouTube phút chốc cuốn phăng hàng trăm tỷ đồng của đại gia Yeah1
Lãi đậm, “bà hoàng trang sức” PNJ chia thưởng lớn cho cổ đông