FAO: Nuôi trồng thủy sản trở thành nguồn cung cấp cá chính trên toàn cầu
![]() |
![]() |
![]() |
Một người bán hàng chờ mua cá tươi từ ngư dân ở Fass Boye, Senegal, ngày 20/3/2024. Ảnh Reuters |
Trong báo cáo hai năm một lần mới nhất về tình trạng nghề cá thế giới, Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc (FAO) có trụ sở tại Rome cho biết sản lượng thủy sản và nuôi trồng thủy sản toàn cầu năm 2022 đạt kỷ lục 223,2 triệu tấn.
Nuôi trồng thủy sản là nuôi trồng các sinh vật dưới nước như cá, động vật giáp xác, động vật thân mềm, thực vật thủy sinh và tảo trong môi trường được kiểm soát.
FAO cho biết sản lượng nuôi trồng thủy sản đạt mức 130,9 triệu tấn, cao chưa từng có vào năm 2022, trong đó 94,4 triệu tấn là động vật thủy sinh.
Trợ lý Tổng giám đốc FAO - Manuel Barange, nói với các phóng viên: “Những con số này chứng tỏ tiềm năng nuôi trồng thủy sản để nuôi sống dân số thế giới đang ngày càng tăng”.
Ông nói: “Đây là hệ thống sản xuất thực phẩm phát triển nhanh nhất trên thế giới trong 5 thập kỷ qua”.
![]() |
Một công nhân làm sạch trai nuôi trên bè nuôi trồng thủy sản ở Vịnh Saldanha gần Cape Town, Nam Phi, ngày 15/6/2021. Ảnh Reuters |
Tuy nhiên, chỉ có 10 quốc gia - Trung Quốc, Indonesia, Ấn Độ, Việt Nam, Bangladesh, Philippines, Hàn Quốc, Na Uy, Ai Cập và Chile - chiếm gần 90% tổng sản lượng nuôi trồng thủy sản và FAO cho biết điều quan trọng là phải phát triển ngành này ở nơi khác đặc biệt là ở Châu Phi, nơi hiện là nước nhập khẩu ròng cá.
Các nhà phê bình cho rằng nuôi trồng thủy sản có thể hủy hoại môi trường và đẩy dịch bệnh cũng như các loài xâm lấn vào tự nhiên, nhưng FAO cho biết điều này có thể tránh được bằng cách quy định cách nuôi trồng và giám sát chặt chẽ.
Báo cáo ngày 7/6 cho biết mức tiêu thụ thực phẩm động vật thủy sinh hằng năm trên đầu người trên toàn cầu, nguồn cung cấp protein chính cho hàng triệu người trên thế giới, đạt tổng cộng 20,7 kg vào năm 2022, tăng từ 9,1 kg vào năm 1961 và dự kiến sẽ tăng hơn nữa trong những năm tới.
Sản lượng khai thác thủy sản vẫn ổn định kể từ cuối những năm 1980, tương đương 92,3 triệu tấn vào năm 2022.
![]() |
Một người đàn ông Somali mang cá từ thuyền tại bãi biển Liido ở Mogadishu, Somalia ngày 13/5/2024. Ảnh Reuters |
Tuy nhiên, dữ liệu mới nhất cho thấy 37,7% trữ lượng cá biển trong nghề đánh bắt trên thế giới, được phân loại là bị đánh bắt quá mức vào năm 2021 - xu hướng tăng liên tục kể từ năm 1974 khi con số này chỉ ở mức 10%, FAO cho biết.
Tuy nhiên, ông Barange của FAO cho biết: “Vấn đề về tính bền vững vẫn là mối quan tâm lớn đối với chúng tôi”, đồng thời cho biết thêm rằng nhiều nghề cá thương mại lớn hơn đang được quản lý tốt, bao gồm cả trữ lượng cá ngừ.
Ông nói: “Đây là một sự cải thiện đáng chú ý trong thập kỷ qua”. Ông Barange cho biết 80% trong số 10 loài sinh vật biển được con người tiêu thụ nhiều nhất đang được khai thác bền vững.
Yến Anh
Reuters
-
Cần thay đổi sản xuất để phát triển ngành tôm bền vững
-
Nuôi trồng thuỷ sản phải chuyển nhanh sang công nghệ cao, bền vững
-
Khai phá tiềm năng phát triển bền vững nghề nuôi biển ở Việt Nam
-
Sóc Trăng hợp tác nuôi trồng thủy sản bền vững
-
Một số quan điểm giải quyết các vấn đề xã hội khu vực ven biển vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải Trung Bộ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045
-
Tin tức kinh tế ngày 10/4: Tiền gửi ngân hàng lập kỷ lục hơn 7 triệu tỷ đồng
-
Làm gì để thương mại điện tử phát triển bền vững?
-
[Infographic] Các dấu mốc đáng chú ý trong cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung
-
PVcomBank và Bệnh viện An Bình ký kết thỏa thuận hợp tác toàn diện, thúc đẩy chuyển đổi số trong lĩnh vực y tế
-
Các nhà máy lọc dầu Mỹ sẽ không thúc đẩy đầu tư trong bối cảnh bất ổn