EU đe dọa rút khỏi Hiến chương Năng lượng

15:54 | 23/10/2020

450 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
(PetroTimes) - Liệu tham vọng về khí hậu của châu Âu có bị cản trở bởi hiệp ước có từ 30 năm trước? Các nghị sĩ châu Âu hôm 22/10 yêu cầu EU rút khỏi "Hiến chương Năng lượng" vì cho rằng hiệp ước này "lỗi thời" và là khoản "bảo hiểm nhân thọ" cho nhiên liệu hóa thạch.
4254-traite-energie-corporate-europe-8fc18
Hiệp ước Hiến chương Năng lượng (ECT) bị coi là hiệp ước đầu tư nguy hiểm nhất thế giới

Được ký kết vào năm 1994, Hiệp ước Hiến chương Năng lượng (ECT) đã được khoảng 50 quốc gia thông qua vào cuối Chiến tranh Lạnh nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho hợp tác năng lượng với các nước Đông Âu và các nước Liên Xô trước đây bằng cách bảo vệ các khoản đầu tư quốc tế trong lĩnh vực này.

Nhằm mục đích cải thiện an ninh nguồn cung, ECT buộc mỗi bên phải tạo điều kiện thuận lợi cho việc vận chuyển các sản phẩm năng lượng mà không có sự phân biệt và đặt ra các thủ tục nghiêm ngặt để giải quyết tranh chấp giữa các quốc gia cũng như giữa các quốc gia và các công ty.

Một khuôn khổ ràng buộc mà EU dự định sẽ "cải cách đáng kể": "Chúng ta phải chuẩn bị ECT cho tương lai, nó giúp chúng ta đối mặt với biến đổi khí hậu và quá trình chuyển đổi năng lượng", mục tiêu năm 2050 về trung hòa carbon, Ủy viên Năng lượng châu Âu Kadri Simson cho biết hôm 22/10 trong cuộc tranh luận tại Nghị viện châu Âu.

Một cuộc đàm phán lại hiệp ước liên quan đến các vấn đề môi trường đã bắt đầu trong năm nay, với hai vòng đàm phán vào tháng 7 và tháng 9, vòng đàm phán thứ ba được lên kế hoạch vào đầu tháng 11.

"Một thách thức", bởi vì bất kỳ sửa đổi nào cũng cần có sự đồng ý của khoảng 50 bên ký kết: mục tiêu loại bỏ nhiên liệu hóa thạch khỏi khuôn khổ của ECT "chắc chắn gây ra sự phản kháng từ nhiều bên ký kết ngoài châu Âu", đó là các nhà sản xuất hydrocacbon, ông Simson nói.

Các nghị sĩ châu Âu gần như nhất trí yêu cầu thay đổi triệt để, đặc biệt chỉ trích cơ chế giải quyết tranh chấp mà họ tin rằng ngăn cản việc từ bỏ cơ sở hạ tầng hoặc nguồn cung cấp nhiên liệu hóa thạch.

"Thỏa thuận Paris, Hiệp ước Xanh... tất cả những điều này sẽ không có ích lợi gì nếu ECT tiếp tục, bởi vì ngay khi một quốc gia muốn có luật môi trường đầy tham vọng, nó sẽ bị tấn công trước các tòa án trọng tài" bởi các nước hoặc công ty, Aurore Lalucq, nghị sĩ đảng dân chủ xã hội EU, cảnh báo.

"Hiệp ước cổ xưa này hoạt động giống như một chính sách bảo hiểm nhân thọ cho các ngành công nghiệp nhiên liệu hóa thạch", nghị sĩ này nói.

Nghị sĩ Martin Hojsik (Renew, đảng Tự do) cho biết: “Hiệp ước mà chỉ các chuyên gia biết này có thể khiến chúng tôi mất hàng tỷ euro tiền bồi thường cho các công ty tư nhân".

Saskia Bricmont (đảng Xanh) kết luận: “Chúng ta đang mắc kẹt trong các văn bản có từ những năm 1990, không bao gồm rủi ro khí hậu. Chúng ta phải ngừng trì hoãn và thoát ra khỏi ECT”.

Theo Kadri Simson, không đơn giản như vậy: "Tất cả các lựa chọn đều có trên bàn. Nhưng việc rút khỏi ECT rất phức tạp. Nếu EU ra khỏi ECT ngay bây giờ, khối này sẽ phải áp dụng ECT trong 20 năm cho các khoản đầu tư đang thực hiện tại thời điểm rút lui”.

Hàn Quốc tài trợ 50 tỷ USD phát triển điện thanHàn Quốc tài trợ 50 tỷ USD phát triển điện than
"Giấc mơ" năng lượng sạch của Biden
Ký Thỏa thuận chiến lược phát triển điện hạt nhân với Ba Lan, Mỹ thông báo cho phần còn lại của thế giới rằng Mỹ đã quay trở lạiKý Thỏa thuận chiến lược phát triển điện hạt nhân với Ba Lan, Mỹ thông báo cho phần còn lại của thế giới rằng Mỹ đã quay trở lại

Nh.Thạch

AFP