Eni chấp thuận trả 11,8 triệu euro để tránh bị điều tra tham nhũng
![]() |
Theo văn phòng công tố Milan, những hành vi của Eni bị cáo buộc tham nhũng quốc tế, nhưng để ngỏ cho tập đoàn này một giải pháp hòa giải.
Được AFP đặt câu hỏi, Eni không muốn tiết lộ danh tính của người đứng đầu công ty liên quan đến vụ việc.
Theo báo chí Ý, cuộc điều tra bắt đầu từ năm 2017 liên quan đến việc gia hạn giấy phép khai thác dầu được Congo-Brazzaville cấp cho Eni vào năm 2015. Tập đoàn này bị nghi ngờ đã đồng ý bán cổ phần trong giấy phép của mình để đổi lấy một công ty vỏ bọc thuộc sở hữu của các quan chức ở quốc gia Trung Phi này.
Eni đảm bảo rằng đề xuất trả 11,8 triệu euro "không đại diện cho sự thừa nhận tội lỗi từ phía công ty", mà là "một sáng kiến nhằm tránh bị cuốn vào các thủ tục pháp lý tốn kém cho Eni và tất cả các bên liên quan".
Thông báo này được đưa ra một ngày sau quyết định của một tòa án Milan trả tự do cho các giám đốc điều hành của Eni và tập đoàn dầu mỏ khổng lồ Shell, có liên quan đến một vụ tham nhũng lớn ở Nigeria.
Trong vụ kiện này, cơ quan công tố Ý nghi ngờ hai tập đoàn này đã trả 1,092 tỷ USD hối lộ, trong tổng số 1,3 tỷ USD giải ngân vào năm 2011, để mua giấy phép thăm dò dầu ngoài khơi OPL-245 ở Nigeria.
Trong số mười ba bị cáo có ông chủ của Eni, Claudio Descalzi, và người tiền nhiệm của ông ta là Paolo Scaroni, người mà văn phòng công tố Milan đã yêu cầu vào tháng 7/2020 với mức án 8 năm tù giam vì tội tham nhũng.
Ông Descalzi là mục tiêu của một cuộc điều tra khác được khởi động vào năm 2019 bởi văn phòng công tố Milan về xung đột lợi ích trong bối cảnh các hoạt động của Eni ở Congo.
![]() |
![]() |
![]() |
Nh.Thạch
AFP
-
Đại biểu Quốc hội đề nghị không áp thuế tiêu thụ đặc biệt với xăng
-
Toàn cảnh lễ duyệt binh kỷ niệm 80 năm Ngày Chiến thắng tại Quảng trường Đỏ
-
Chủ tịch nước Lương Cường: Cải cách tư pháp phải gần dân, sát dân, bảo vệ dân
-
Hoàn thiện hành lang pháp lý, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp phát triển, thu hút đầu tư
-
Nga duyệt binh kỷ niệm 80 năm Ngày Chiến thắng