Eni bị kết án vì có hành vi tiêu cực trong thương mại
![]() |
Vào hôm 3/5, tòa án Paris đã kết án Eni vì có “hành vi tiêu cực trong thương mại” và “bán ép buộc” đối với khí đốt.
Theo AFP, Tòa án Công lý Paris đã xem xét những bằng chứng thu được trong giai đoạn năm 2019-2020, từ đó xác định thấy “trong quá trình lấy công ty tiếp thị làm trung gian, công ty Eni đã lợi dụng cơ hội tiếp thị sản phẩm của họ để thực hiện những hành vi thương mại tiêu cực và bán ép buộc”.
Do đó, tòa án yêu cầu Eni bồi thường 100.000 euro cho CLCV nhằm “bù đắp thiệt hại mà họ đã gây ra cho tập thể người tiêu dùng”. Bắt đầu từ nay, Eni cũng phải công khai bản án này lên trang web chủ và những ứng dụng của họ trong 3 tháng. Nếu chậm trễ, Eni sẽ chịu “hình phạt tạm thời là 3.000 euro/ngày cho mỗi ngày bị trễ vào cuối thời hạn này”.
Khi được AFP hỏi về khả năng kháng cáo quyết định này, Eni đã không phản hồi ngay lập tức. Cảnh giác trước những phương pháp vận động người mua của một số nhà cung cấp năng lượng nhằm “tìm kiếm khách hàng mới trong một thị trường rất cạnh tranh”, CLCV đã phát hiện Eni có biểu hiện vi phạm vào năm 2020.
Hiệp hội đã cung cấp 15 lời chứng thực từ người tiêu dùng. CLCV cho biết, những lời chứng thực này cho thấy Eni đã “có nhiều khẳng định sai lệch (chẳng hạn như việc không thể tiếp tục dùng dịch vụ của nhà cung cấp hiện tại) để khuyến khích người tiêu dùng ký tên”. Ngoài ra, CLCV còn phát hiện “một số nhà tiếp thị sử dụng danh tính giả”.
CLCV cho biết, quyết định của Tòa án Paris là “một tín hiệu mạnh mẽ cho thấy cách họ đối phó với những hành vi lạm dụng thường thấy trong bối cảnh vận động người tiêu dùng”. Hiệp hội cũng chỉ ra thêm một thực tế: Tại “nhiều thời điểm, các nhà cung cấp năng lượng sử dụng cách tiêu cực để giành lấy khách hàng”. Họ lo ngại rằng loại hành vi này sẽ bùng phát trở lại sau hôm 30/6 (do không còn trợ cấp tiền khí đốt) và khuyên người tiêu dùng “không phản ứng với bất kỳ hành vi vận động nào”.
![]() |
![]() |
![]() |
Ngọc Duyên
AFP
-
Qatar đẩy mạnh đầu tư dầu khí trong năm nay, giá trị dự án lên đến 20 tỷ USD
-
Hợp tác năng lượng giữa Trung Quốc và các nước Ả Rập hiện giờ ra sao?
-
Thuế xuất khẩu nhiên liệu của Nga có đe dọa đến nguồn cung trong tương lai?
-
Chấm dứt viện trợ giá dầu: ngư dân tố cáo Nhà nước Pháp “phản bội”
-
Nhịp đập năng lượng ngày 22/9/2023
-
Eni tìm đến Indonesia khi dịch chuyển khỏi khí đốt Nga
-
Thu thập nhiều bằng chứng tại Biển Đông, Philippines tuyên bố sẽ lại kiện Trung Quốc ra PCA
-
Nhiều nước tuyên bố sẵn sàng tham gia tuần tra chung với Mỹ-Philippines ở Biển Đông
-
Tham vọng AI của Trung Quốc sẽ thoái trào theo nền kinh tế?
-
Indonesia với mục tiêu quay trở lại danh sách những nhà xuất khẩu LNG hàng đầu thế giới
-
Hợp tác năng lượng giữa Trung Quốc và các nước Ả Rập hiện giờ ra sao?