Đức muốn đánh thuế lợi tức phụ thu vào các công ty khí đốt, than đá và dầu mỏ
![]() |
Christian Linder - Bộ trưởng Bộ Tài chính Đức |
Các nguồn tin cho biết thêm, loại thuế này được gọi là khoản “đóng góp để khắc phục hệ quả từ cuộc khủng hoảng năng lượng trên toàn EU”.
Thuế lợi tức phụ thu sẽ đánh vào lợi nhuận năm 2022 và 2023 của vài chục công ty khác nhau. Chính phủ Đức dự kiến sẽ áp dụng thuế này vào cuối năm 2022.
Cũng theo các nguồn tin, Đức đã có trao đổi với các nước EU về loại thuế này, cũng như xem xét vài cách để áp dụng thuế, qua việc sử dụng những hướng đi ít gây ra rủi ro pháp lý nhất.
Thật vậy, ông Christian Linder - Bộ trưởng Bộ Tài chính Đức cho biết, quốc gia này cảm thấy việc đánh thuế lợi tức phụ thu là điều cần thiết. Tuy nhiên, chính phủ gặp nhiều trở ngại phức tạp về mặt pháp lý khi thiết kế chính sách thuế. Ông Christian Linder cho biết thêm: “Bộ tài chính đang đưa ra đề xuất trước Quốc hội về cách áp dụng thuế sao cho thật phù hợp với hiến pháp Đức”.
Các chuyên gia luật thuế cho biết, thuế lợi tức phụ thu này có thể sẽ đối mặt với những thách thức về mặt pháp lý. Theo họ, dòng thuế này có nguy cơ thể hiện sự đối xử bất bình đẳng giữa các công ty, vi phạm nguyên tắc chung về sự bình đẳng.
![]() |
Tuy nhiên, Tax Justice Network cho biết, hai báo cáo khoa học của Hạ viện Đức (Bundestag) khẳng định rằng thuế có thể được áp dụng một cách hợp pháp tại Đức.
Lưu ý, thuế lợi tức phụ thu được công bố vào hôm 22/11 chỉ áp dụng cho ngành điện lực, chứ không áp dụng cho dầu khí. Thuế sẽ đánh vào những doanh nghiệp có lợi nhuận khổng lồ trong giai đoạn từ ngày 1/9/2022 cho đến ít nhất là tháng 6/2023.
Về thuế lợi tức phụ thu cho dầu và khí, theo bản dự thảo tài liệu do Reuters công bố, Đức dự kiến sẽ đánh thuế những nhà máy lọc dầu có lợi nhuận cao hơn 20% so mức trung bình trong giai đoạn 2018-2021.
Mặt khác, những nhóm vận động hành lang về năng lượng tái tạo và truyền thống của Đức đã chỉ trích cả hai loại thuế này là “quá quan liêu” và “không khả thi”. Theo họ, chính phủ chỉ nên đánh thuế lên lợi nhuận, chứ không phải lên doanh thu, vì tình trạng giá khí đốt tăng vọt cũng khiến các công ty phải bỏ thêm chi phí sản xuất.
Thật vậy, bà Katharina Beck – Thành viên Quốc hội Đức cho biết, thuế lợi tức phụ thu sẽ không được áp dụng nếu các công ty chuyển bớt lợi nhuận ra nước ngoài, hạn chế doanh thu của chính họ. Bà cho biết thêm trong một tuyên bố: “Dự thảo của bộ tài chính về thuế lợi tức phụ thu đánh vào các công ty dầu khí vẫn còn nhiều thiếu sót”.
Theo bà, chính phủ nên đánh thuế lợi tức phụ thu từ 60% cho đến 80% đối với khí đốt và dầu, để cho phù hợp với mức thuế 90% trong ngành điện.
![]() |
![]() |
![]() |
Ngọc Duyên
AFP
- Nga - Trung đạt được thỏa thuận về đường ống dẫn khí Power of Siberia 2
- Nga và Trung Quốc ưu tiên tăng cường hợp tác kinh tế
- Bản tin Năng lượng Quốc tế 23/3: EU vẫn bế tắc về chính sách khí thải
- Fed nâng lãi suất thêm 0,25%, báo hiệu chu kỳ tăng lãi suất sắp kết thúc
- Iran và Nga mở rộng hợp tác trong lĩnh vực năng lượng
- Vì sao IMF kêu gọi Libya hạn chế phụ thuộc vào dầu khí?
- Nga tiếp tục trả đũa các lệnh trừng phạt của phương Tây nhằm vào dầu khí
- Đức khởi công xây dựng các trạm LNG bất chấp sự phẫn nộ của giới môi trường
- Bản tin Năng lượng Quốc tế 22/3: Giá dầu sẽ tăng lên 140 USD/thùng vào cuối năm nay
- California mở cuộc điều tra nguyên nhân khiến giá khí đốt tự nhiên tăng cao
- Công ty Dầu mỏ Kuwait tuyên bố “tình trạng khẩn cấp” sau sự cố tràn dầu
- Bản tin Năng lượng Quốc tế 21/3: Sản lượng dầu khí Iran sắp bùng nổ
-
Nga - Trung đạt được thỏa thuận về đường ống dẫn khí Power of Siberia 2
-
Nga và Trung Quốc ưu tiên tăng cường hợp tác kinh tế
-
Bản tin Năng lượng Quốc tế 23/3: EU vẫn bế tắc về chính sách khí thải
-
Fed nâng lãi suất thêm 0,25%, báo hiệu chu kỳ tăng lãi suất sắp kết thúc
-
Iran và Nga mở rộng hợp tác trong lĩnh vực năng lượng